Hiện nay, người dân thường sử dụng sổ hộ khẩu thể hiện một số thông tin về nơi đăng ký thường trú, nhân thân của công dân như tên tuổi, mối quan hệ với chủ hộ, các thành viên trong gia đình…. Vậy, khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy thì người dân sẽ chứng minh nơi cư trú và các mối quan hệ gia đình như thế nào?
Sổ hộ khẩu giấy chỉ có giá trị đến hết năm 2022
Theo Luật Cư trú năm 2020, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Những thay đổi về nơi thường trú sẽ được cơ quan Công an cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Ngoài ra, tại điều khoản thi hành của Luật này quy định:
Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.
Nghĩa là từ năm 2023, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú sẽ chính thức bị “khai tử”. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Bỏ Sổ hộ khẩu giấy, người dân chứng minh cư trú, nhân thân bằng cách nào?
Theo các quy định tại Luật Cư trú đã nêu trên, thông tin trước đây có trong Sổ hộ khẩu giấy sẽ được số hóa, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Thông tin về mối quan hệ của công dân với chủ hộ gia đình và các thành viên trong hộ gia đình cũng sẽ được cụ thể hóa bằng trường thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cụ thể, tại Điều 37 Luật Cư trú 2020 sửa khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân đã yêu cầu thu thập thêm nhiều thông tin để bổ sung vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như:
– Nơi tạm trú;
– Tình trạng khai báo tạm vắng;
– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.
(trước đó, thông tin thu thập đã có nơi thường trú, nơi ở hiện tại…)
Những dữ liệu này sẽ được tích hợp vào thẻ Căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, công dân và cơ quan nhà nước chỉ cần dùng thẻ Căn cước công dân có thể tra cứu được tất cả thông tin cần thiết.
Đồng thời, để đồng bộ hệ thống pháp luật, khoản 4 Điều 38 Luật Cư trú 2020 cũng quy định:
- Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành có nội dung quy định liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này, hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính.
Kết luận: Khi bỏ Sổ hộ khẩu giấy, người dân chỉ cần xuất trình thẻ Căn cước công dân, cơ quan có thẩm quyền sẽ dễ dàng tra cứu được các thông tin cư trú, nhân thân.
Xác nhận nơi cư trú ở địa phương 2022
Trường hợp nếu vẫn chưa có CCCD mà không có giấy tờ chứng minh được nơi cư trú. Công dân có thể xin xác nhận của cơ quan công an tại địa phương. Sau đây là các mẫu đơn.
Mẫu đơn xin xác nhận nơi cư trú ở địa phương là mẫu được sử dụng khi cần xác nhận dân sự, cần xác nhận tạm trú, xác nhận độc thân, xác nhận về cư trú, xác nhận về nhân thân, xác nhận để ly hôn,…
1. Đơn xin xác nhận của địa phương là gì?
Đơn xin xác nhận của địa phương là một loại giấy tờ cần được xác thực về mặt pháp lý yếu tố xác thực của giấy này chính là con dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi có thẩm quyền xác thực các yếu tố cho một cá nhân.
Khi được xác nhận bởi địa phương thì chắc chắn rằng một văn bản của cá nhân sẽ có giá trị pháp lý và được pháp luật công nhận. Trong rất nhiều trường hợp đòi hỏi cá nhân cần phải gửi kèm theo mẫu đơn xin xác nhận của địa phương để được chấp thuận cho một mục đích nào đó.
Do đó phụ thuộc vào những lý do khác nhau mà mẫu đơn xin xác nhận của địa phương cư trú sẽ được các cá nhân sử dụng phù hợp với mục đích của mình.
2. Giấy xác nhận nơi cư trú là gì?
Giấy xác nhận nơi cư trú là văn bản có nội dung ghi nhận thông tin cư trú của một người tại địa chỉ đang cư trú, được cơ quan có thẩm quyền cấp để sử dụng cho các thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng và các giao dịch dân sự.
Vậy khi nào cần sử dụng giấy xác nhận khi cư trú? Thông thường người dân cần xin giấy xác nhận cư trú trong trường hợp sau:
– Người dân đã có giấy tờ cư trú nhưng bị mất, bị hư hỏng… hoặc vì lý do nào đó mà không thể cung cấp, xuất trình giấy tờ gốc/bản chứng thực từ giấy tờ gốc. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ lưu trữ và trích thông tin theo hồ sơ cấp xác nhận cho người dân theo thông tin đã đăng ký để sử dụng thay thế các giấy tờ nêu trên.
– Người dân chưa thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy tờ cư trú theo quy định hoặc đã thực hiện nhưng chưa được cấp. Khi đó, giấy xác nhận nơi cư trú được cấp trên cơ sở xác minh thực tế và rà soát hồ sơ của của cơ quan có thẩm quyền. Nếu thông tin yêu cầu là đúng sự thật, người dân cũng sẽ được cấp xác nhận cư trú để sử dụng cho công việc của mình.
3. Xin cấp xác nhận cư trú ở đâu?
Theo quy định, thẩm quyền xác nhận thông tin về cư trú thuộc thẩm quyền của công an cấp xã.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Luật cư trú 2020, định nghĩa nơi cư trú của người dân như sau:
Điều 11. Nơi cư trú của công dân
- Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
- Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật cư trú
Như vậy, nơi cư trú của một người có thể là nơi thường trú, tạm trú và nơi sinh sống thực tế. Khi cần xin giấy xác nhận nơi cư trú, người dân đến trực tiếp tại công an cấp xã/phường nơi đang thường trú hoặc tạm trú để làm thủ tục xin giấy xác nhận nơi cư trú.
4. Ai được quyền ra công an phường xin xác nhận tạm trú, xác nhận nơi cư trú của cá nhân?
Những người được thực hiện thủ tục xin công an xác nhận tạm trú, xác nhận nơi cư trú gồm:
– Chủ hộ xin xác nhận tạm trú của người trong hộ khẩu. Trường hợp người xin xác nhận tạm trú không có tên trong hộ khẩu thì kèm theo đơn xin xác nhận tạm trú chủ hộ phải nộp kèm bản khai nhân khẩu HK02 và đơn xin tạm vắng của người cần xin xác nhận tạm trú.
Ví dụ: Con xin xác nhận bố đang tạm trú tại Hà Nội, thì kèm theo đơn xin xác nhận tạm trú người con phải lập thêm bản khai nhân khẩu và bản xin tạm vắng của người bố tại nơi người bố đang đăng ký tạm trú.
– Người trong hộ khẩu xin xác nhận tạm trú cho những người có tên trong hộ khẩu.
– Cá nhân xin xác nhận nơi cư trú của cá nhân khác để hoàn thiện hồ sơ khởi kiện gửi tới Tòa án.
5. Mẫu đơn xin xác nhận của công an phường 2022
6. Đơn xin được xác nhận nơi cư trú 2022
7. Giấy xác nhận thông tin cư trú mới nhất
Chú thích:
(1) Cơ quan cấp trên của cơ quan đăng ký cư trú;
(2) Cơ quan đăng ký cư trú;
(3) Các nội dung xác nhận khác (ví dụ: xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú , đăng ký tạm trú …);
(4) Có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận này hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
Xem mẫu đơn tại đây
8. Cách viết đơn xin xác nhận nơi cư trú
Đơn xin xác nhận nơi cư trú là một mẫu đơn được sử dụng rất phổ biến và thông dụng trong cuộc sống hiện nay. Mẫu đơn này thường được sử dụng khi các cá nhân đến học tập, sinh hoạt ở một địa phương khác và có yêu cầu xin xác nhận cư trú,…
Khi viết mẫu đơn xin xác nhận cư trú cũng sẽ có đầy đủ các thông tin:
– Phần quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm viết đơn;
– Tên đơn: ĐƠN XIN XÁC NHẬN CƯ TRÚ, tên đơn được viết bằng chữ in hoa có dấu và căn giữ văn bản;
– Phần kính gửi sẽ ghi tên của cơ quan công an nơi muốn xin xác nhận cư trú;
– Thông tin cá nhân của người viết đơn xin xác nhận cư trú gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân ngày tháng năm cấp và nơi cấp, địa chỉ thường trú, số điện thoại để liên lạc,…
– Nêu lý do viết đơn xin xác nhận cư trú: trong nội dung này thì cá nhân cần nêu cụ thể lý do viết đơn xin xác nhận cư trú ví dụ như là để bổ sung hồ sơ khởi kiện vụ án ly hôn,..
– Người viết đơn ký vào đơn xin xác nhận cư trú và xin xác nhận của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
xem thêm các bài viết khác:
Tặng cho, mua bán quyền sử dụng đất hộ gia đình thế nào?
Những lý do khiến hồ sơ vay mua nhà của bạn bị ngân hàng từ chối
XÁC ĐỊNH QUYỀN SỞ HỮU BẤT ĐỘNG SẢN LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG?
Thủ tục cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Mượn sổ đỏ tên người khác để vay vốn ngân hàng có được không?
1CALL cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vay vốn bằng tài sản thế chấp xe máy, xe ô tô, xe điện…. hoặc các tài sản giá trị khác như sổ đỏ, laptop, điện thoại, SIM số đẹp.
Hỗ trợ đáo hạn ngân hàng, đáo hạn bất động sản
Đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Vui lòng điền thông tin đăng kí tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!