10 học tài chính bạn nên biết trước tuổi 30

Nhắc đến tuổi 30 là nhắc đến ⅓ quãng đường của cuộc đời mỗi người. Đây có thể được xem là độ tuổi quan trọng nhất của một người trưởng thành. Vậy nên, để chuẩn bị hành trang đầy đủ cho tuổi 30 thì bạn cần tạm biệt những thói quen tài chính không tốt. Dưới đây là chia sẻ 10 bài học tài chính nên biết trước tuổi 30 hứa hẹn sẽ giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của bạn.

1.    Tạm biệt thói quen kiếm được bao nhiêu tiền thì tiêu hết bấy nhiêu

Sẽ thật sự đáng buồn nếu tiền lương của bạn không đủ để chi trả cho những số tiền bạn đang sử dụng hàng tháng. Vậy nên, hãy tập cho mình thói quen chỉ sử dụng 80% – 90% tiền lương và tiết kiệm 20% -10% còn lại.

Việc sử dụng nguồn thu nhập như vậy sẽ giúp bạn có một nguồn tiền tiết kiệm cho tương lai, đồng thời không rơi vào tình trạng nợ nần, túng thiếu. Sau khi đã hình thành thói quen quản lý tài chính, bạn có thể tăng dần số tiền tiết kiệm lên và giảm lại số tiền chi tiêu hàng tháng.

2.    Có mục tiêu tài chính rõ ràng

Hãy nghĩ đến những mục tiêu tài chính của bạn dù đang ở bất kỳ độ tuổi nào. Với mục tiêu tài chính rõ ràng, bạn sẽ biết bản thân nên làm gì và tìm cách hành động để đạt được các mục tiêu đó. Không nên “há miệng chờ sung” mong đợi những điều may mắn đến với kế hoạch của mình mà hãy nhanh chóng bắt tay vào hành động.

Cụ thể: bạn muốn có một ngôi nhà, thay vì mơ mộng về ngôi nhà thì hãy lên kế hoạch tài chính cụ thể để đạt được điều đó. Chỉ khi bạn có mục tiêu, có kế hoạch tài chính rõ ràng và bám sát thực hiện mục tiêu đó thì ngôi nhà mơ ước sẽ không xa. Với bài học này, bạn hãy đặt cho mình mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn ngay nhé.

3.    Lựa chọn những ưu tiên trong chi tiêu

Trước khi quyết định bỏ ra một số tiền để mua sắm thứ gì đó thì bạn hãy xác định nó thật sự cần hoặc quan trọng với cuộc sống của bạn. Hãy mua sắm khi chắc chắn rằng điều đó thật sự cần thiết.

Ví dụ thay vì mua sắm lung tung nhưng không dùng đến thì bạn hãy mua những thứ cần thiết, được sử dụng thường xuyên và có lợi ích cho cuộc sống của mình.

Quản lý tài chính khôn ngoan là nên lập ra hai tài khoản, một tài khoản dùng cho nhu cầu thiết yếu và một tài khoản dùng cho những chi tiêu bộc phát, điều này sẽ giúp bạn quản lý tài chính dễ dàng hơn nhiều.

4.    Học đầu tư tài chính

Hiện nay, đầu tư tài chính là một trong những quy tắc vàng về quản lý tài chính, là cách là giúp nguồn tài chính của bạn sinh lời thay vì chỉ để đồng tiền nhàn rỗi. Có nhiều cách đầu tư khác nhau: mua vàng, bất động sản, chứng khoán, quỹ mở,..

Bạn nên học cách đầu tư tài chính, tham gia một số kênh đầu tư để gia tăng nguồn thu nhập của mình. Tuy nhiên, bạn cần nên quan sát, học tập, không ngừng tìm kiếm cơ hội và hãy cân nhắc kỹ khi quyết định đầu tư vào một cái gì đó.

5.     Có quỹ tài chính khẩn cấp

Khi có những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn: khám chữa bệnh, xe hỏng, sửa chữa nhà,…nếu không có một quỹ tài chính khẩn cấp thì thường bạn phải sử dụng đến tiết kiệm hoặc mượn nợ để có thể chi trả những khoản phát sinh này.

Vì vậy, bạn nên lập riêng có mình một quỹ tài chính khẩn cấp để sử dụng vào những việc phát sinh cần dùng đến.

6.    Mua bảo hiểm bảo vệ chính bản thân mình

Cuộc sống đôi khi xảy ra những bất trắc mà bản thân mỗi người chúng ta cũng không thể lường được. Mua bảo hiểm không chỉ giúp bạn mà người thân của bạn phòng ngừa được những điều bất trắc xảy ra của cuộc sống. Đây là một trong những bài học tài chính bạn nên biết vô cùng hữu ích cho tương lai sau này.

7.    Thu nhập từ nhiều nguồn

Không nên chỉ sống dựa vào mỗi tiền lương hàng tháng, vì không phải ai cũng có mức lương hàng tháng quá cao đủ để trang trải tất tần tất các khoản chi cho cuộc sống. Đặc biệt khi bước đến tuổi 30, chúng ta thường có rất nhiều các khoản phải chi ra từ gia đình, con cái, bạn bè, công việc,…những khoản chi không thể lường trước được dễ khiến bạn rơi vào cảnh nợ nần nếu như chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập.

Như vậy, bạn nên tìm cách đa dạng nguồn thu nhập của mình, thu nhập không chỉ đến từ lương mà còn đến từ các việc làm thêm giờ, đầu tư,…

8.    Hạn chế sử dụng các loại thẻ dùng trước, trả tiền sau

Sử dụng các loại thẻ chi tiêu cho dùng trước, trả tiền sau sẽ có tác động 2 mặt đến vấn đề tài chính của bạn. Nếu bạn kiểm soát được kế hoạch chi tiêu, hãy sử dụng thẻ dùng trước, trả tiền sau vào các mục đích chính đáng. Ngược lại, nếu lạm dụng, điều này sẽ khiến bạn lâm vào tình trạng nghiện mua sắm và dễ rơi vào tình trạng nợ nần, không đủ khả năng chi trả, lãi phát sinh nhiều.

9.    Hãy tiết kiệm để thanh toán các hóa đơn lớn trong đời

Nếu chưa đủ khả năng thanh toán khi bạn muốn sở hữu tài sản nào đó, bạn không nên mua hoặc vay mượn để mua. Đây là một trong những bài học tài chính cần phải nắm dù ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt ở tuổi còn trẻ, còn sức khỏe để làm việc.

Thay vì phải chật vật vay mượn, trả lãi, sao bạn không thử tiết kiệm để mua lần sau. Hãy đánh giá xem món đồ đó có thật sự cần thiết, nếu không thật sự cần thì bạn cũng không cần phải tiếc nuối hay lăn tăn suy nghĩ nhiều.

10.     Quản lý chi tiêu cá nhân là điều vô cùng cần thiết

Nên kiểm soát, quản lý chi tiêu qua các app hoặc tự ghi chép những khoản thu, chi hàng ngày, hàng tháng để từ đó cân đối tài chính sao cho phù hợp. Tập cho mình thói quen kiểm soát chi tiêu cá nhân, bí quyết quản lý tài chính như vậy sẽ giúp chúng ta thấy được số tiền có thể tiết kiệm đến cuối tháng bao nhiêu để từ đó có kế hoạch, đầu tư cho tương lai.

Đây là những bài học tài chính nên biết trước tuổi 30 sẽ giúp ích rất nhiều cho hành trình cuộc sống hiện tại và tương lai của bạn. Hãy bắt tay vào thực hiện những thói quen tài chính tốt ngay từ hôm nay để có thể chủ động, tự do tài chính trong tương lai nhé.

| Cầm đồ Lạng Sơn| Cầm đồ tại Lạng Sơn| Cầm đồ Uy tín tại Lạng Sơn| Cầm đồ nhanh| Vay tiền Lạng Sơn|

| Hỗ trợ Tài chính Lạng Sơn| Cho vay tiền mặt nhanh| Vay tiền nhanh tại Lạng Sơn| Vay tiền mặt tại Lạng Sơn| Kiến thức Tài Chính|

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *