Cha giàu cha nghèo, quyển sách mọi ông bố nên đọc qua một lần

Cha giàu cha nghèo của Robert Kiyosaki, tuy ra đời năm 1997, nhưng đến nay vẫn còn được nhiều người ái mộ. Rốt cuộc vì lý do gì?

| Cầm đồ Lạng Sơn| Cầm đồ tại Lạng Sơn| Cầm đồ Uy tín tại Lạng Sơn| Cầm đồ nhanh| Vay tiền Lạng Sơn|

Cha giàu cha nghèo bắt đầu với lời tự sự của Robert Kiyosaki.

Ông kể rằng mình lớn lên với hai người cha: Người cha ruột, có bằng đại học và một công việc ổn định, nhưng cả đời phải chật vật kiếm sống và trả nợ.

Người cha nuôi không học đại học nhưng lại làm chủ doanh nghiệp, sung túc và giàu có.

Kiyosaki được cả hai người cha dạy nhiều điều về tiền bạc, và ông tổng hợp và ghi lại chúng trong cuốn Cha giàu cha nghèo.

Nội dung sách Cha giàu cha nghèo xoay quanh hai chủ đề chính như sau:

Sự khác biệt trong cách nghĩ về đồng tiền giữa người giàu và người nghèo

Người nghèo cho rằng: “Ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu”. Còn người giàu lại bảo rằng: “Thiếu thốn tiền bạc mới là nguồn gốc của mọi điều xấu”.

Người nghèo và trung lưu làm việc vì tiền, người giàu bắt đồng tiền làm việc cho mình.

Người giàu mua tài sản (assets). Theo Kiyosaki, những thứ được xem là tài sản có thể gồm cổ phần, ngân phiếu, bất động sản, bản quyền sở hữu trí tuệ…

Còn người nghèo thường vay nợ để mua tiêu sản (liabilities), như nhà hoặc xe. Rồi cả đời phải làm quần quật để trả nợ.

Kiyosaki tin rằng: “Ngôi nhà cũng chỉ là một khoản tiền phải trả, và nếu ngôi nhà là khoản đầu tư lớn nhất của bạn thì bạn gặp rắc rối rồi”.

Một điểm khác biệt nữa giữa người giàu và người nghèo là, người nghèo mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn của nỗi sợ và lòng tham.

Họ nghĩ rằng, cách để thoát nghèo là có nhiều tiền hơn. Nhưng khi có nhiều tiền hơn, họ lại chi tiêu nhiều hơn mức trước đây, khiến cho nghèo vẫn hoàn nghèo.

Người giàu không mắc phải sai lầm này.

Những điều kiện để trở nên giàu có

Theo Kiyosaki, cần ít nhất hai thứ để làm giàu:

Một là, trí thông minh tài chính (financial IQ). Trí thông minh tài chính chỉ có được nhờ việc học tập những kiến thức cơ bản về kế toán, đầu tư, thị trường và luật pháp. Đây là những kiến thức không phải trường học nào cũng dạy.

Hai là, sự mạnh dạn trong đầu tư. Người nghèo thường không tiếc tiền tiêu, nhưng lại hay sợ mất tiền khi đầu tư. Vì không dám thoát khỏi vùng an toàn, nên thu nhập vẫn giậm chân tại chỗ.

Muốn giàu, không nên né tránh rủi ro mà phải chấp nhận và kiểm soát rủi ro. Nếu không sẵn sàng thua lớn thì cũng đừng mong thắng lớn.

Cha giàu cha nghèo là cuốn sách có những mặt hạn chế nhất định.

Chẳng hạn, Kiyosaki đã vay mượn những thuật ngữ của ngành Kế toán như assets, liabilities hay cashflow, và làm một hành vi mà ông gọi là “đơn giản hóa khái niệm” nhằm phổ cập kiến thức kế toán khô khan cho người đọc.

Ông không hề định nghĩa assets là gì, cũng không làm rõ mối quan hệ của nó với liabilities. Mà chỉ nói một cách rất chung chung: “assets là bất cứ thứ gì mang tiền vào túi bạn, còn liabilities là bất cứ thứ gì lôi tiền ra khỏi túi bạn”.

Hành vi này đã dẫn đến nhiều cách hiểu rất nhập nhằng về assets và liabilities.

Có người hiểu assets là thu nhập, liabilites là chi tiêu; Có người hiểu assets là của cải tăng giá trị qua thời gian, còn liabilities là của cải giảm giá trị qua thời gian;

Có người hiểu assets là của cải mua bằng tiền túi sẵn có, còn liabilities là của cải mua bằng vay tín dụng; Cũng có người hiểu assets là của cải đến từ một vụ đầu tư đúng đắn, còn liabilities là của cải đến từ đầu tư sai lầm.

Nhưng toàn bộ những cách hiểu trên đều có những mâu thuẫn nhất định.

Nhìn chung, giá trị của Cha giàu cha nghèo nằm ở chỗ nó cung cấp cho người đọc những khái niệm công cụ và những mô hình tư duy, giúp họ có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình tài chính của mình.

| Hỗ trợ Tài chính Lạng Sơn| Cho vay tiền mặt nhanh| Vay tiền nhanh tại Lạng Sơn| Vay tiền mặt tại Lạng Sơn| Kiến thức Tài Chính|

Một cuốn sách phù hợp cho những ai muốn bắt đầu tìm hiểu về kế toán tài chính!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *