Những quan niệm sai lầm về tiền bạc

Không phải khoản nợ nào cũng là xấu, thuê nhà không đồng nghĩa bạn ném tiền qua cửa sổ, và nói chuyện về tiền nong chẳng phải điều vô duyên.

Khi nói đến quản lý tiền, bạn sẽ được nghe rất nhiều quy tắc và lời khuyên. Ví dụ như “Tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được”, “Bắt đầu tiết kiệm về hưu sớm” hay “Bám sát kế hoạch ngân sách”. Nhưng bên cạnh đó, bạn cũng phải loại khỏi đầu mình rất nhiều quan điểm sai lầm nữa.

|Cầm đồ Lạng Sơn| Cầm đồ tại Lạng Sơn| Cầm đồ Uy tín tại Lạng Sơn| Cầm đồ nhanh| Vay tiền Lạng Sơn|

Nợ nào cũng là xấu

Chúng ta được khuyên rằng nên tránh nợ bằng mọi giá. Nhưng thực sự vẫn có thứ gọi là “nợ tốt” – những khoản mang lãi suất thấp và có thể giúp bạn gây dựng tài sản theo thời gian.

Đó là những thứ sẽ mang đến giá trị trong tương lai, như nợ vay mua nhà hay nợ học phí đại học.

Còn “nợ xấu”, như nợ thẻ tín dụng với lãi suất cao, có thể nhanh chóng đẩy bạn vào vũng lầy tài chính.

“Thẻ tín dụng là một trong những thứ nguy hiểm nhất, còn tệ hơn cả các khoản đầu tư tệ hay cất tiền trong nhà”, Michael Resnick – chuyên gia tài chính cá nhân tại GCG Financial cho biết.

Và kể cả nợ tốt cũng có thể trở thành nợ xấu nếu bạn không đủ khả năng chi trả.

Thuê nhà là ném tiền qua cửa sổ

Mua nhà có thể giúp bạn tích lũy tài sản, nếu bạn kỳ vọng nó tăng giá trong tương lai.

Tuy nhiên, cách này không phải lúc nào cũng có ý nghĩa về mặt tài chính.

“Mua nhà có thể là khoản đầu tư tuyệt vời trong dài hạn. Nhưng nó không nhất thiết phù hợp với tất cả mọi người”, Trina Patel – Giám đốc Tư vấn tài chính tại ứng dụng Albert cho biết.

Quá trình mua nhà có rất nhiều chi phí, từ tiền trả trước, các loại phí chuyển nhượng, bảo hiểm, thuế bất động sản và tiền sửa chữa. Với những người chỉ có kế hoạch sống ở một nơi trong vài năm, thuê nhà còn có lợi về tài chính hơn.

“Vì sao phải mạo hiểm mất hết tiền vào bất động sản trong ngắn hạn, đó là còn chưa kể đến các chi phí giao dịch mua bán?”, Resnick nói.

Bạn sẽ tiêu ít đi khi nghỉ hưu

Bạn cho rằng mình không cần phải tiết kiệm nữa, các khoản trả góp đã xong hết, hoặc chỉ đơn giản là không phải đi làm hàng ngày nên sẽ tiêu ít đi.

Tuy nhiên, đó là sai lầm.

Thông thường, mọi người sẽ lên sẵn danh sách “Những điều tôi muốn làm khi nghỉ hưu”. Đấy chính là những thứ tốn tiền.

Với một số người, cuộc sống khi về hưu thậm chí còn đắt đỏ hơn khi đi làm. “Nhiều khách hàng của chúng tôi còn tiêu nhiều hơn khi về hưu, vì cuối cùng họ cũng có thời gian du lịch, mua nhà, hoặc giúp các cháu trả học phí đại học”, Chad Chase – Giám đốc dịch vụ khách hàng tại Garrett Investment Advisors cho biết.

Nói về tiền bạc là vô duyên

Với nhiều người, đề cập đến tiền nong được coi là điều cấm kỵ.

Tuy nhiên, với một số đối tượng, như vợ hay chồng của bạn, thành thật về tiền bạc sẽ giúp quản lý chi tiêu và tiết kiệm hiệu quả hơn. “Nếu bạn có con, hãy dạy chúng càng sớm càng tốt về cách quản lý tiền bạc”, Patel nói.

Bàn bạc chủ đề này với đồng nghiệp và bạn bè cũng có thể có lợi. Chia sẻ mức lương (nói số chính xác, hoặc khoảng lương nếu bạn ngại) với đồng nghiệp có thể giúp bạn nhận ra sự khác biệt và tìm cách thu hẹp điều này.

Còn khi nói chuyện về ngân sách và cách tiết kiệm với bạn bè, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm điều chỉnh kế hoạch của mình, hoặc giúp người khác có thêm mẹo hay để củng cố tài chính của họ.

“Chúng ta có thể học rất nhiều điều từ nhau khi nói chuyện về tiền bạc. Còn nếu chỉ giữ cho mình, bạn sẽ không biết mình không biết những gì và có thể làm những gì nữa đâu”, Patel kết luận.

Số tiền bạn kiếm được không đồng nghĩa với sự giàu có của bạn, vì vậy bất kể kiếm được bao nhiêu, bạn vẫn có thể trở nên giàu có

Theo David, nếu không biết quản lý tiền bạc đúng cách thì dù bạn kiếm được bao nhiêu đi nữa, chúng cũng sẽ sớm tiêu tan trong chốc lát. Kiếm được 30 triệu đồng/tháng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ đạt được sự giàu có sớm hơn những người chỉ kiếm được 10 triệu đồng/tháng. Sự giàu có chỉ phụ thuộc vào số tiền mà bạn sở hữu.

Chính vì vậy, dù kiếm được bao nhiêu tiền, bạn hãy bắt đầu tiết kiệm và học cách đầu tư, cho dù chọn kênh đầu tư là vàng, cổ phiếu, bất động sản hay gửi tiết kiệm ngân hàng…

Cho dù chỉ nhận được lợi tức vài trăm ngàn đồng/năm hoặc thậm chí lỗ vốn, thì theo thời gian, chắc chắn giá trị những khoản đầu tư của bạn sẽ tăng lên cùng với những trải nghiệm mà bạn nhận được.

Không cần một ý chí phi thường để tuân theo kỷ luật khắt khe thì mới trở nên giàu có

Nếu bạn vẫn cho rằng con đường giàu có là dành riêng cho những người có ý chí kiên định, kỷ luật, kiểu như tập thể dục lúc 5 giờ, đến công ty lúc 7 giờ, ra về lúc 17 giờ, đi ngủ lúc 23 giờ, đọc sách mỗi tuần một quyển, không nghiện mua sắm, cà phê… thì bạn đã sai lầm.

Con đường làm giàu không buộc chúng ta phải trải qua quy trình rèn luyện khắc nghiệt cho ý chí và thể chất của mình như vậy.

Để làm giàu, bạn chỉ cần có cho mình một cơ chế tài chính tự động, tiền của bạn sẽ tự động chảy vào tài khoản đầu tư, tài khoản tiết kiệm,… trước khi bạn nghĩ cách sử dụng chúng.

Điều này cho phép những người lười nhất cũng phát triển được chiến lược tài chính để trở nên giàu có hơn.

Lập một kế hoạch tài chính tự động là một bước bảo đảm rằng bạn sẽ không bao giờ bị thất bại về tài chính.

Sẽ không bao giờ quên việc thanh toán một khoản nào đó để chúng biến thành nợ quá hạn gây ám ảnh.

Bạn sẽ không bị cám dỗ bởi cơn nghiện mua sắm, bệnh chi tiêu quá đà vào đầu tháng, vì bạn thậm chí còn không thấy tiền lương của mình chảy vào tài khoản tiết kiệm như thế nào nữa.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ có nhiều thời gian thảnh thơi hơn để nghĩ về những điều thú vị hay học cách đầu tư sao cho hiệu quả, thay vì ngồi đó và đấu tranh nội tâm giữa việc đầu tư hay là mua một chiếc tivi mới giảm giá 50%.

Không cần trở thành ông chủ mới có thể giàu có

Bill Gates, Mark Zuckerberg, Steve Jobs… là những tấm gương làm giàu bằng cách sở hữu khối tài sản lớn từ việc phát triển những công ty của chính mình, khiến nhiều người vẫn cho rằng phải trở thành ông chủ, nhà quản trị tài năng, thì mới có thể giàu có.

Nếu bạn không may mắn có được cơ hội hay có năng lực quản trị để thành công và sở hữu một công ty riêng, bạn vẫn có thể giàu có dù ở vị trí nhân viên.

Ở nhiều công ty nước ngoài, bạn có thể đầu tư vào các quỹ hưu trí tư nhân – nơi họ sẽ trích trực tiếp một phần tiền lương hằng tháng của bạn vào những danh mục đầu tư, để trước khi bạn về hưu, số tiền này đủ giúp bạn thoải mái chi tiêu.

Còn ở nước ta, bạn có thể đầu tư vào các quỹ hoạt động hiệu quả hiện nay như Property Holding, Lumen Vietnam Fund… với tỷ lệ tăng giá trị tài sản ròng (NAV) trên mỗi cổ phiếu khá tốt.

Ngoài ra, hãy đảm bảo công ty mà bạn đang làm việc phải minh bạch và tuân thủ những khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho bạn hằng tháng, vì những khoản này được trích trực tiếp từ lương của bạn và hoàn toàn không bị tính thuế.

Tập thói quen chi tiêu thận trọng, cả với những khoản nhỏ nhất

Rất nhiều người không quan tâm đến cách họ tiêu tiền, có chăng chỉ quan tâm đến những khoản chi lớn, bỏ qua những khoản chi tiêu nhỏ cho dù đó là những khoản chi lãng phí hằng ngày. Nguyên lý ở đây không phải là bạn hãy tiết kiệm từng đồng một, dù là nhỏ nhất, mà là bạn hãy đầu tư từng đồng một, dù là ít nhất.

Bạn nên nhận ra rằng, thay vì lãng phí những khoản chi tiêu đó, bạn dùng nó để đầu tư dần, thì giá trị mà chúng ta có được sẽ lớn đến mức nào. Hãy tính tới chi phí cơ hội mà bạn đã bỏ qua hằng ngày bằng một ví dụ sau đây:

Thay vì bạn tiêu tốn 100 ngàn đồng cho ba ly cà phê/ngày, hãy thêm vào tài khoản đầu tư của mình 100 ngàn đồng/ngày, nghĩa là sau một tháng, bạn đã tăng thêm 3 triệu đồng cho đầu tư và sau một năm con số ấy là 36 triệu đồng.

Giả sử khoản đầu tư này mang về cho bạn lợi nhuận so với mức lạm phát trung bình là 10%/năm, thì bạn sẽ có 93.374.724 đồng sau 10 năm, 628.178.481 đồng sau 30 năm và 1.629.333.200 đồng sau 40 năm. Một con số không hề nhỏ!

| Hỗ trợ Tài chính Lạng Sơn| Cho vay tiền mặt nhanh| Vay tiền nhanh tại Lạng Sơn| Vay tiền mặt tại Lạng Sơn| Kiến thức Tài Chính|

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *