Nợ tiền ngân hàng không trả có sao không?

Thông thường khi đi vay vốn, bạn phải ký kết hợp đồng tín dụng với phía Ngân hàng. Và thông thường, thì các mẫu Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng đều có nội dung ràng buộc với bạn về điều khoản vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

Căn cứ theo điều 289 của Bộ luật dân sự 2015, thì khi vi phạm nghĩa vụ trả nợ (nghĩa vụ trả tiền) như sau:

“Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.

Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Do vậy, Khi bạn đang mắc nợ ngân hàng, bạn có trách nhiệm thanh toán nợ theo đúng ngày, đúng lịch như nội dung đã thỏa thuận, ký kết với Ngân hàng tại “Hợp đồng tín dụng”.

Đến hạn ngày thanh toán, trả nợ định kỳ, mà bạn chưa thanh toán, chưa trả nợ cho Ngân hàng theo thỏa thuận, thì có nghĩa là lúc này khoản vay của bạn đang bị quá hạn thanh toán, gọi theo cách thông dụng là bạn đang “thiếu nợ tiền ngân hàng”

=> Bạn vi phạm nghĩa vụ trả nợ hay còn gọi là vi phạm nghĩa vụ trả tiền.

Như vậy thì việc không trả nợ tiền ngân hàng, có nghĩa là bạn đang vi phạm thỏa thuận với Ngân hàng tại Hợp đồng tín dụng, và theo quy định pháp luật: Bạn đang vi phạm luật dân sự.

|Cầm đồ Lạng Sơn| Cầm đồ tại Lạng Sơn| Cầm đồ Uy tín tại Lạng Sơn|Cầm đồ nhanh|Vay tiền Lạng Sơn|

Không trả nợ ngân hàng có sao không?

Vi phạm pháp luật: Cụ thể là “Không trả nợ tiền ngân hàng”: Bạn đang vi phạm luật dân sự.

Theo quy định, bạn sẽ bị khởi tố tại tòa án nếu nợ xấu.

Tuy nhiên, trước khi bị khởi kiện, bạn thường bị các nhân viên xử lý nợ của ngân hàng gọi điện, nhắn tin,…làm đủ mọi hình thức, thậm chí đe dọa để họ thu được nợ.

Cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng.

Bạn bị mất uy tín nghiêm trọng, và có thể người thân của bạn cũng bị ảnh hưởng.

=> Chẳng có Ngân hàng nào muốn đưa hồ sơ nợ xấu của bạn ra khởi kiện tại tòa án. Bởi khởi kiện chỉ là bước đường cùng, không giải quyết được, bạn không hợp tác mới đưa nhau khởi kiện tại tòa.

Khi bị khởi kiện tại tòa án thì người thiệt thòi nhất chính là bạn

Bởi vì: Lúc này, ngoài số tiền nợ ngân hàng (gốc và lãi trong hạn, gốc lãi phạt quá hạn) thì bạn phải trả thêm chi phí thi hành án. Tùy theo bản án tại Quyết định thi hành án ra sao mà bạn bị xử lý:

  1. Xử lý bán tài sản để thu hồi nợ theo mức đấu giá thấp nhất (nếu đó là nợ vay có tài sản thế chấp)
  2. Đối với khoản vay tín chấp: Theo điều 71 tại Luật thi hành án dân sự 2008, có quy định: Biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm:
  • Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
  • Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
  • Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
  • Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
  • Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
  • Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định

Như vậy nếu như bạn nợ ngân hàng một khoản tiền mà không trả, khoản vay đó là khoản vay tín chấp: Thì có khả năng bạn bị cưỡng chế thi hành án theo hướng: Dùng tất cả các tài sản mà bạn đang sở hữu (xe, tiền tiết kiệm, bất động sản, tài khoản lương,…) để xử lý thu hồi nợ.

Trong trường hợp xấu hơn nữa: Đó là khi Ngân hàng có đầy đủ cơ sở và bằng chứng gửi cho Thi hành án, buộc tội bạn là có hành vi gian dối, giả mạo hồ sơ để vay vốn,

=> Thì có khả năng bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, gọi là “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Căn cứ theo Luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015, Tại điều 175: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt từ từ vài tháng đến vài năm tùy theo số tiền mà bạn nợ ngân hàng là bao nhiêu.

Vì vậy khi thiếu nợ tiền ngân hàng, tốt nhất bạn nên tìm cách trả, và hợp tác với ngân hàng.

Tránh việc trốn tránh, lẩn trốn. Trong trường hợp mất khả năng chi trả cho các khoản nợ, nên khai báo thành thật tình trạng nợ của mình với Ngân hàng, cùng hợp tác với nhau để có hướng xử lý tốt nhất cho cả hai.

Vay nợ cá nhân không trả có bị khởi kiện tại tòa?

Theo quy định của Luật dân sự 2015: Thì việc vay mượn nợ của cá nhân, hoặc tổ chức khác (ngoài Ngân hàng ra) mà khi đến hạn không trả theo thỏa thuận, thì bạn đã vi phạm luật dân sự.

Khi đó, cá nhân hoặc tổ chức cho bạn vay mượn có quyền khởi kiện bạn tại tòa án nếu họ có đầy đủ chứng cứ chứng minh bạn nợ tiền không trả (VD như giấy mượn tiền, Hợp đồng mượn tiền,..)

Bạn cũng sẽ bị xử lý cưỡng chế thi hánh án nếu không trả nợ cho họ, tương tự như điều 71 tại Luật thi hành án dân sự 2008.

Không phải chỉ có mỗi Ngân hàng hay Tổ chức tín dụng mới được cho vay, Mà cá nhân, tổ chức khác cũng có thể cho vay và điều này hoàn toàn phù hợp, không trái với pháp luật.

|Hỗ trợ Tài chính Lạng Sơn|Cho vay tiền mặt nhanh|Vay tiền nhanh tại Lạng Sơn| Vay tiền mặt tại Lạng Sơn| Kiến thức Tài Chính|

Xem thêm tại >>>>>>    https://1call.vn/2022/07/23/tai-sao-can-quan-tam-den-du-no-tin-dung/

Xem thêm tại >>>>>>    https://1call.vn/2022/07/28/no-xau-nhom-1-la-gi/

Xem thêm tại >>>>>>    https://1call.vn/2022/07/28/no-xau-nhom-2-la-gi/

Xem thêm tại >>>>>>    https://1call.vn/2022/07/30/no-xau-nhom-3-la-gi/

Xem thêm tại >>>>>>    https://1call.vn/2022/08/01/no-xau-nhom-4-la-gi/

Xem thêm tại >>>>>>    https://1call.vn/2022/08/01/no-xau-nhom-5-la-gi/

1CALL cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vay vốn bằng tài sản thế chấp xe máy, xe ô tô, xe điện…. hoặc các tài sản giá trị khác như sổ đỏ, laptop, điện thoại, SIM số đẹp.

Hỗ trợ đáo hạn ngân hàng, đáo hạn bất động sản

Đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Vui lòng điền thông tin đăng kí tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *