Nợ xấu nhóm 5 là gì?

Căn cứ theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 21/01/2013: Nợ xấu nhóm 5 là các khoản nợ có số ngày quá hạn trên 360 ngày ;

Ngoài ra, khách hàng còn bị phân vào nợ nhóm 5 khi: Thuộc trường hợp nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng sau khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ vẫn quá hạn từ 90 ngày trở lên.

Giải thích thêm: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc Ngân hàng đồng ý điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ, để giảm áp lực trả nợ cho khách hàng.

Nợ xấu nhóm 5 là tên gọi khác của “nợ có khả năng mất vốn”.

|Cầm đồ Lạng Sơn| Cầm đồ tại Lạng Sơn| Cầm đồ Uy tín tại Lạng Sơn|Cầm đồ nhanh|Vay tiền Lạng Sơn|

Nợ xấu nhóm 5 bao lâu được xoá?

Cũng giống như nhiều nhóm nợ xấu khác, nợ nhóm 5 có thời gian lưu trữ thông tin tín dụng trong vòng 05 năm. Việc xóa nợ khi chưa hết hạn 05 năm là điều không thể thực hiện

(Trừ khi bạn thay đổi tất các các giấy tờ pháp lý theo số CMND mới hoặc số thẻ căn cước mới, để việc tra cứu CIC không có thông tin về bạn).

Nợ xấu nhóm 5 bao nhiêu năm mới vay được?

Theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước thì nợ xấu nhóm 5 sẽ được tự động xóa mất trên hệ thống CIC trong vòng 5 năm kể từ khi khách hàng TẤT TOÁN số tiền bị nợ xấu, và trong suốt 5 năm đó khách hàng không có trả chậm trên 10 ngày nữa.

Như vậy nợ xấu nhóm 5 sẽ vay được dễ dàng sau đúng 5 năm mà không cần tác động gì hết.

Ví dụ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:

Chị An đang vay vốn AGxxBANK số tiền 2.00.000.000 đồng, thời hạn vay trả góp là 60 tháng. Như vậy với lãi suất 12%/năm, chị An phải trả mỗi tháng số tiền nợ là 53 triệu đồng (nợ gốc là 33 trđ/tháng, tiền lãi là 20 trđ/tháng)

Cảm thấy số tiền trả nợ hơn 50 trđ/tháng là khá áp lực, chị viết đơn xin Ngân hàng AGxxBANK đồng ý cho chị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, để giảm tiền nợ gốc hàng tháng: Từ 60 tháng (5 năm) thành 240 tháng (20 năm).

Như vậy sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền chị An đóng còn 28,3 trđ/tháng (nợ gốc 8,3 trđ/tháng, nợ lãi 20 trđ/tháng).

Về việc phân nhóm nợ của chị An sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:

• Trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, chị An đang nợ nhóm 1

• Sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gọi là cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu: Chị bị xếp loại nhóm nợ xấu hơn nhóm nợ hiện tại một bậc: Tức xếp vào nợ nhóm 2.

• Tương tự, nếu như kể từ lúc cơ cấu lại nợ lần đầu, chị tiếp tục nợ quá hạn mà số ngày quá hạn dưới 90 ngày thì chị An bị rơi vào nợ xấu nhóm 4

• Và trên 90 ngày quá hạn nợ, kể từ thời điểm cơ cấu lại nợ lần đầu, chị sẽ bị rơi vào nợ nhóm 5.

Các bạn lưu ý thêm:

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai rồi, mà vẫn tiếp tục bị quá hạn thì cũng bị phân vào nợ nhóm 5. 

Ngoài ra: Bạn còn bị phân vào nợ nhóm 5 khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, cho dù bạn có bị quá hạn hay không.

Tại sao lại bị nợ xấu nhóm 5?

ví dụ: Chị Ngô Nguyễn Ngọc Hương làm ngành nghề kinh doanh tự do, chị có hộ khẩu và hiện đang làm việc tại TPHCM. Tháng 5/2018 chị có đi mua xe Vespa trả góp để phục vụ công việc hàng ngày của chị

Tuy nhiên khi nộp hồ sơ cho công ty tài chính Fe credit thì được Fe credit thông báo là chị bị nợ xấu nhóm 5. Trường hợp của chị Hương, hiện tại muốn mua xe trả góp hầu như là không thể bởi vì chị đã rơi vào nhóm nợ xấu nặng nhất rồi. Nợ xấu trên 360 Ngày rồi.

Cách duy nhất để chị mua được xe Vespa đó là chị thanh toán bằng tiền mặt hoặc chị lại nhờ 1 ai đó, đứng ra vay giùm cho chị.

Nhân viên ngân hàng cho biết: Tháng 3/2017 chị có mua chiếc điện thoại iphone 7 trả góp, và tới giờ chị vẫn chưa thanh toán cho Ngân Hàng.

Chị đang phân vân làm sao lại bị nợ xấu nhóm 5, Trong lúc rối ren đó, chị nhớ lại rằng, năm 2017:

  • Có đưa em họ cùng quê, thấy em có nhu cầu mua điện thoại iphone để khoe đám bạn.
  • Em đó có hỏi chị Hương đứng bảo lãnh giùm khoản vay mua điện thoại trả góp.

Chỗ quen biết, cùng làng, cùng xóm lại ở sát vách dưới quê, Cho nên chi Hương đã lấy chứng minh của mình và ký hợp đồng mua hàng trả góp với công ty tài chính, số tiền vay là 8 Triệu đồng.

Thông tin trên hợp đồng thì ghi số điện thoại của em đó để hàng tháng nhân viên công ty báo tin nhắn đến để đi đóng tiền.

Việc vay mượn giùm này, công ty Fe credit Không hề biết, và kể cả số điện thoại điền vào hợp đồng nữa. Đứa em hứa hàng tháng sẽ đóng đầy đủ, nhưng từ đó tới giờ vẫn chưa thanh toán cho Fe credit lần nào.

Căn cứ theo quy định của Ngân hàng nhà nước, đối với mỗi nhóm nợ xấu thì ngân hàng đều phải trích lập dự phòng rủi ro. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu càng cao thì mức trích lập dự phòng càng nhiều, làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng nên Ngân hàng nào cũng không mong muốn điều đó xảy ra.

Nhóm nợ càng xấu, thì tỷ lệ trích lập dự phòng càng cao. Nếu như nợ nhóm 1 với tỷ lệ trích lập dự phòng là 0% (không có), thì nợ nhóm 5 sẽ bị 100%.

Điều này cho thấy một Ngân hàng tốt không dại dột gì đi cho khách hàng đang nợ nhóm 5 vay để bị trích lập dự phòng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của một hệ thống ngân hàng,…

Do vậy, bạn sẽ bị từ chối cho vay, chỉ chờ để xử lý nợ. Tuy nhiên thực tế, không hẳn là như vậy.

Nợ xấu nhóm 5 vẫn còn cơ hội vay vốn?

Cũng có nhiều trường hợp, nếu là khoản vay có tài sản thế chấp: Khoản nợ xấu của khách hàng sẽ được ngân hàng bán cho VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam).

Khi đó VAMC sẽ dùng các biện pháp xử lý nợ, trong dó có áp dụng “cơ cấu lại nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay”.

Căn cứ điều 17, nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013: Công ty Quản lý tài sản thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ nhằm hỗ trợ khách hàng vay sau đây:

  • Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay;
  • Áp dụng lãi suất của khoản nợ đã mua phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng vay và điều kiện thị trường;
  • Giảm một phần hoặc miễn toàn bộ số lãi đã quá hạn thanh toán mà khách hàng vay chưa có khả năng trả nợ.
  • Trong trường hợp đánh giá khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt, Công ty Quản lý tài sản xem xét, đầu tư, cung cấp tài chính để hỗ trợ khách hàng vay xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh.
  • Công ty Quản lý tài sản thực hiện bảo lãnh cho khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng trong trường hợp: Đánh giá khách hàng có khả năng phục hồi tốt hoặc có dự án mới có hiệu quả đảm bảo trả được nợ vay.

Tuy nhiên trên thực tế, VAMC thường hay xử lý tài sản bán đấu giá theo giá thị trường. Điều quan trọng nhất: Nếu bạn muốn được họ hỗ trợ thì bạn phải hợp tác với Ngân hàng, không trốn tránh, lẫn tránh.

|Hỗ trợ Tài chính Lạng Sơn|Cho vay tiền mặt nhanh|Vay tiền nhanh tại Lạng Sơn| Vay tiền mặt tại Lạng Sơn| Kiến thức Tài Chính|

Xem thêm tại >>>>>>   Tại sao cần quan tâm đến dư nợ tín dụng

Xem thêm tại >>>>>>   Nợ xấu nhóm 1 là gì?

Xem thêm tại >>>>>>   Nợ xấu nhóm 2 là gì?

Xem thêm tại >>>>>>   Nợ xấu nhóm 3 là gì?

Xem thêm tại >>>>>>   Nợ xấu nhóm 4 là gì?

Xem thêm tại >>>>>>   Nợ xấu nhóm 5 là gì?

1CALL cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vay vốn bằng tài sản thế chấp xe máy, xe ô tô, xe điện…. hoặc các tài sản giá trị khác như sổ đỏ, laptop, điện thoại, SIM số đẹp.

Hỗ trợ đáo hạn ngân hàng, đáo hạn bất động sản

Đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Vui lòng điền thông tin đăng kí tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *