Tại sao người giàu cứ giàu, người nghèo cứ nghèo?

Tại sao người giàu cứ giàu, người nghèo cứ nghèo?

Ở đời người ta thường hỏi “Làm giàu thế nào?” chứ ít ai chịu hỏi “Vì sao tôi nghèo?”.

Chính vì vậy nhiều người không bao giờ nhìn thấy những nhược điểm của mình để tự khắc phục và cuối cùng nghèo vẫn hoàn nghèo.

| Hỗ trợ Tài chính Lạng Sơn| Cho vay tiền mặt nhanh| Vay tiền nhanh tại Lạng Sơn| Vay tiền mặt tại Lạng Sơn| Kiến thức Tài Chính|

Chuyện anh nông dân

Có anh nông dân tên Nghèo, ông bà để lại cho 3 thửa ruộng. Mỗi năm ba vụ bán mặt cho đất bán lưng cho trời, sau khi trừ tiền giống, tiền phân, tiền phơi… và không bị lũ lụt, sâu rầy thì chỉ kiếm đủ tiền chi tiêu ăn uống.

Năm ngoái xã mở đường nhựa qua ruộng Nghèo, tiền đền bù cũng được kha khá, nhưng chỉ ăn được hơn năm thì lại… nghèo.

Một anh nông dân khác tên Giàu, nhà cũng 3 thửa ruộng, cũng làm quần quật như anh Nghèo. Cuối vụ đập lúa xong anh hốt trấu về om bếp, xin người ta rơm rạ rồi bó lại thuê xe thồ đến bán cho nhà người xóm trên nuôi bò. Tối nằm vắt tay lên trán anh chợt nghĩ, sao nông dân thì cứ phải bán thóc nhỉ?

Thế rồi anh học người ta lấy gạo làm sợi bún, đem bỏ mối ngoài thị xã. Anh thấy hạt gạo chỉ chế biến chút thôi đã bán được giá gấp 5 lần.

Thấy Nghèo mất ruộng, Giàu cho thuê ruộng cày, mua gạo của Nghèo về làm bún bán, không làm ruộng nữa.

Chuyện cô thợ dệt

Cô thợ dệt tên Nghèo, làm công nhân trên tỉnh, một ngày đạp máy 12h, đã 4 năm nay cô chỉ may cái túi vào áo. Vật giá leo thang, tiền lương vẫn thế, khó sống quá, cô rủ chị em đình công đòi tăng lương, chủ bảo 4 năm cô cũng chỉ làm được từng ấy việc, sao tôi phải tăng lương?

Một cô thợ may khác tên Giàu, làm cùng khâu với cô Nghèo. Giàu làm được 3 tháng biết việc rồi là xin sang tổ khác, cứ thế 2 năm sau đã thạo làm hết các khâu. Chủ đưa cô lên làm trưởng ca, lo chỉ bảo đôn đốc chị em trong xưởng.

Cuối năm rồi Giàu xin nghỉ về quê 3 tháng, dạy chị em trong làng xỏ kim may áo, vay tiền mua máy rồi lên tỉnh nói với chủ “chị giao áo cho em may, thợ em ở nhà không phải ăn cơm ở trọ nên em giao hàng giá rẻ hơn cho chị”. Còn Nghèo đâu biết vì có những người như Giàu mà Nghèo chả được tăng lương.

Chuyện anh họa sĩ

Một anh họa sĩ tên Nghèo, làm công ở xưởng chép tranh. Nghèo khéo tay vẽ đẹp, tranh của danh họa nào vẽ cũng giống một chín một mười. Nhưng đã sáu năm rồi, Nghèo vẫn cứ… chép tranh.

Còn anh họa sĩ tên Giàu, chép tranh chả đẹp bằng Nghèo, chủ bán không được nên cho nghỉ việc. Giàu ngẫm tranh chép cũng là đồ giả mà lại đắt, chỉ bọn trọc phú mới mua. Giàu phóng tranh thành ảnh, lồng khung sang trọng rồi bán giá chỉ bằng 1/4 tranh của ông chủ nơi Nghèo làm việc. Thấy Giàu phất nhanh Nghèo hỏi cách nào, Giàu bảo “tại tớ bán khung mà người thì lại mua tranh”.

Chuyện cái máy tính

Một cái máy tính vừa ý cần phải bỏ ra 30 triệu đồng, trong khi tiền lương hàng tháng của anh chỉ có 6 triệu. Vợ nói với anh: “Anh khùng rồi, anh mà mua thì chúng ta sẽ ly hôn” . Anh ta hỏi tôi nên làm thế nào.

Tôi nói: “Anh không xứng với cái máy tính đó, bởi vì nếu đến cái mình thích mà anh cũng không có dũng khí để theo đuổi, thì sau này còn làm được trò trống gì trong xã hội này đây?”

Anh ta cắn răng để mua. Vì để trả nợ anh ta đã không ngừng làm thêm. Cuối cùng nội trong một tháng anh ấy đã trả hết số tiền còn thiếu. Vợ của anh cũng không vì sự điên khùng của anh ấy mà đòi ly hôn.

Sau đó, vợ anh ta dẫn anh đến chỗ mua xe, nói: “Anh à, chúng ta vay tiền mua chiếc xe BMW nhé” . Anh ta rất hoảng hốt, cho rằng vợ mình khùng rồi.

Một năm sau anh ta trả hết số tiền vay mua xe BMW.

Cảm ngộ: Bạn ngay đến theo đuổi cái mình thích cũng không có dũng khí để theo đuổi, thì chắc chắn bạn là người thất bại.

Chuyện 2 con ngựa

Hai con ngựa mỗi con kéo một xe hàng. Một con thì đi nhanh, một con thì vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Người chủ thấy vậy đã mang toàn bộ hàng phía sau chuyển lên phía trước.

Con ngựa ở đằng sau cười: “Hà hà! Càng nỗ lực thì lại càng bị đày đọa!”.

Ai ngờ rằng người chủ sau đó lại nghĩ: “Một con ngựa là đủ để kéo xe rồi, tại sao mình lại phải nuôi 2 con?”.

Sau đó con ngựa lười bị làm thịt. Đây chính là hiệu ứng con ngựa lười trong kinh tế học.

Cảm ngộ: Để cho người khác cảm thấy dù bạn tồn tại cũng được mà không có cũng không sao, thì ngày bạn bị đá văng đi sẽ không còn xa nữa.

Chợ đêm

Chợ đêm có hai quầy bán mì. Quầy hàng liền nhau, bài trí tương tự nhau. Một năm sau, chủ quầy A kiếm được tiền mua được nhà, còn chủ quầy B thì không thể.

Tại sao?

Lúc đầu chủ quầy B bán cũng rất khá, nhưng sợi mì vừa nấu xong rất nóng, phải ăn mất 15 phút mới ăn hết 1 tô. Mà chủ quầy A thì nấu mì xong, cho bát mì vào nước lạnh 30 giây rồi mới bê ra cho khách, lúc này nhiệt độ vừa đủ.

Cảm ngộ: Tiết kiệm thời gian cho khách hàng, thì tiền mới đến nhanh được.

Nelson Mandela

Nelson Mandela đã từng bị giam giữ 27 năm, chịu đủ hình thức ngược đãi. Khi ông nhận chức tổng thống, ông đã mời 3 người trông coi tù đã từng ngược đãi ông đến gặp mặt, lúc đó tất cả mọi người đều tĩnh lặng trở lại.

Ông nói: “Khi tôi bước ra khỏi tù, lúc bước ra khỏi cổng ngục giam, tôi đã xác định rất rõ ràng rằng, nếu tôi giữ lại tất cả nỗi đau, oán hận, thì tôi cũng giống như ở trong tù vậy”.

Cảm ngộ: Tha thứ cho người khác, kỳ thực là thăng hoa chính mình.

Nông phu

Có người hỏi nông phu: “Có trồng lúa mạch không?”

Nông phu: “Không, tôi sợ trời không mưa”.
Người kia lại hỏi: “Vậy ông có trồng bông không?”.
Nông phu: “ Không, tôi sợ côn trùng ăn hết bông”.
Người kia hỏi tiếp: “Vậy ông trồng gì?”.
Đáp án này, bạn nghe xong sẽ thấy rất quen thuộc …

Nông phu: “Không trồng gì hết, tôi phải bảo đảm an toàn”.

Cảm ngộ: Một người không nguyện ý phó xuất, không dám mạo hiểm đối mắt với thử thách, thì chắc chắn sẽ chẳng làm được gì.

Chuyện ba người

Ba người ra khỏi nhà, một người mang dù, một người cầm gậy chống, một người đi tay không.

Khi trở về, người cầm dù bị ướt đẫm, người cầm gậy chống bị thương, người còn lại thì không sao hết.

Chuyện là, khi mưa đến, người có dù hiên ngang đi, nhưng lại bị ướt; khi đi trên đường bùn đất, người có gậy chống liều lĩnh bước, và liên tục bị ngã; Người không có gì trong tay, khi mưa đến thì trú mưa, khi đường xấu thì đi rất cẩn thận, và cuối cùng không bị sao cả.

Cảm ngộ: Rất nhiều khi chúng ta không bại bởi thiếu khuyết, mà là bại bởi ưu thế của mình.

Con quạ đen

Một con quạ đen trên đường bay của mình gặp một con bồ câu đang trở về nhà.

Bồ cầu hỏi: “Bạn muốn bay đi đâu?”

Quạ đen nói: “Kỳ thực tôi không muốn đi, nhưng mọi người đều chê tiếng kêu của tôi, vì thế tôi muốn đi”.

Bồ câu nói với quạ: “Phí sức rồi! nếu bạn không thay đổi tiếng kêu mình, đến đâu cũng sẽ không được chào đón”.

Cảm ngộ: Nếu bạn hy vọng hết thảy đều có thể trở nên tốt đẹp hơn, thì hãy bắt đầu từ việc thay đổi chính mình.

Ba anh em

Một gia đình có ba người con trai, bọn họ từ nhỏ đã sống trong cảnh bố mẹ cãi nhau suốt ngày, mẹ họ thường xuyên bị thương tích đầy mình.

Anh cả nói: “Mẹ thật đáng thương! Anh sau này sẽ phải tốt với vợ”.

Anh hai nói: “Kết hôn thật chẳng có ý nghĩa gì, khi lớn lên em nhất định sẽ không kết hôn!”

Cậu em út nói: “Vốn dĩ là chồng có thể đánh vợ như thế này!”.

Cảm ngộ: Cho dù hoàn cảnh giống nhau, nhưng lối tư duy khác nhau, cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời khác nhau.

Lợn rừng và ngựa

Lợn rừng và ngựa cùng nhau ăn cỏ, lợn rừng thường xuyên giở trò xấu, không phải đạp lên cỏ xanh thì cũng làm đục nước.

Ngựa vô cùng tức giận, một lòng muốn trả thù, liền đi tìm thợ săn giúp đỡ.

Thợ săn nói sẽ đồng ý nếu ngựa để cho hắn cưỡi. Thế là thợ săn cưỡi ngựa và săn được heo rừng, rồi sau đó dắt ngựa về cột ở chuồng, ngựa mất sự tự do ban đầu mà mình vốn có.

Cảm ngộ: Bạn không thể dễ dàng tha thứ cho người khác, thì sẽ chỉ mang đến cho mình những điều không hạnh phúc.

Người đi xe đạp

Người đi xe đạp, gắng sức đạp 1 tiếng đồng hồ chỉ đi được khoảng 10 cây số.

Một người đi xe hơi, đạp chân ga 1 tiếng là đã có thể đi 100 cây số.

Một người đi tàu cao tốc, nhắm mắt ngủ 1 tiếng đồng hồ cũng đã có thể đi được 300 cây số.

Một người vừa ngồi máy bay vừa ăn các món ngon, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được 1000 cây số.

Cảm ngộ: Vẫn là một người, vẫn nỗ lực như vậy, nhưng đặt ở những bệ phóng khác nhau sẽ mang đến các kết quả khác nhau.

Người giàu họ thường biết vì sao họ giàu, còn người nghèo không bao giờ nhận ra tại sao họ nghèo mà chỉ biết ganh tị với người giàu.

Như vậy là sai, chúng ta nên tự nhận ra bản thân mình trước và học hỏi người giàu.

Ngẫm ở đời người ta thường hỏi “Làm giàu thế nào?” chứ ít ai chịu hỏi “Vì sao tôi nghèo?”

|Cầm đồ Lạng Sơn| Cầm đồ tại Lạng Sơn| Cầm đồ Uy tín tại Lạng Sơn| Cầm đồ nhanh| Vay tiền Lạng Sơn|

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *