Trách nhiệm khi bảo lãnh cho vay ngân hàng ?
| Hỗ trợ Tài chính Lạng Sơn| Cho vay tiền mặt nhanh| Vay tiền nhanh tại Lạng Sơn| Vay tiền mặt tại Lạng Sơn| Kiến thức Tài Chính|
Trường hợp 1:
Tôi có đứng ra bảo lãnh cho ông chú bên cạnh nhà vay ngân hàng agribank số tiền là 35.000.000. Trước khi kí vào giấy bảo lãnh bên ngân hàng tôi có hỏi có vấn đề gì không? bên đại diện ngân hàng nói là không vấn đề gì, sau này đóng lãi và trả nợ gốc là do bên ông Chú chịu trách nhiệm. Nên tôi đã ký vào giấy bảo lãnh, nhưng đã 2 tháng ông Chú không đóng lãi nên ngân hàng có đến tìm tôi. Vậy tôi có phải trả lãi cho ông Chú kia không và nếu không trả thì tôi sẽ phải chịu trách nhiệm gì về vấn đề bảo lãnh?
Trả lời:
Bộ luật dân sự 2015 có định nghĩa bảo lãnh như sau:
Điều 335: Bảo lãnh
- Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Điều 336: Phạm vi bảo lãnh
- Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
- Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Điều 342.Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh
- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
- Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
Vậy bạn nhận bảo lãnh cho người chú vay ngân hàng số tiền 35 triệu đồng. Tùy vào hợp đồng bảo lãnh để xác định thời hạn cũng như phạm vi chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ bảo lãnh của bạn. Trong trường hợp không có thỏa thuận cụ thể thì bạn phải chịu trách nhiệm với phần gốc và cả phần lãi của nghĩa vụ vay tiền nói trên. Việc ngân hàng liên hệ yêu cầu bạn thực hiện nghĩa vụ thay là hoàn toàn chính xác. Bạn phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho ngân hàng các khoản tiền gốc và tiền lãi của hợp đồng vay trên khi hợp đồng đó đến hạn thực hiện mà bên được bảo lãnh ( là ông chú hàng xóm ) không thực hiện hợp đồng
Sau khi bạn đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh thì theo quy định tại Điều 340 Bộ luật dân sự 2015
Điều 340.Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh
Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình, bạn có quyền yêu cầu người chú thực hiện nghĩa vụ hoàn trả lại cho mình khoản tiền mà bạn đã trả thay. Quan hệ về bảo lãnh được điều chỉnh theo quy định của Bộ luật dân sự. Nếu bạn muốn đòi lại tiền do đã thực hiện việc trả nợ cho ông chú theo hợp đồng bảo lãnh thì có thể kiện đòi lại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự. Các giấy tờ bạn cần chuẩn bị cho việc khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện
– Hợp đồng bảo lãnh của bạn với ngân hàng
– Giấy tờ, chứng từ chứng minh bạn đã thanh toán các trách nhiệm đến hạn cho người được bảo lãnh
– Các tài liệu và giấy tờ khác có liên quan.
Sau đó nộp đơn khởi kiện tại địa chỉ thường trú của người được bảo lãnh.
Tư vấn về vấn đề bảo lãnh Ngân hàng ?
Trường hợp 2:
Đơn vị tôi có chứng thư bảo lãnh cho một doanh nghiệp (DN) vay vốn dài hạn tại một ngân hàng thương mại (NHTM) để đầu tư tài sản, tài sản sau khi hình thành sẽ thế chấp cho đơn vị tôi.
Giai đoạn đầu, sau khi tài sản hình thành DN hoạt động có trả được một phần lãi và vốn vay có bảo lãnh cho NHTM nhưng sau đó do hoạt động không hiệu quả nên DN đã không trả được nợ.
Đơn vị tôi đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (TH NVBL) 01 lần, trả phần nợ vay quá hạn của DN cho NHTM. Thời gian sau đó, DN vẫn tiếp tục không trả được phần nợ vay có bảo lãnh còn lại tại NHTM và cũng không trả lại cho đơn vị tôi phần tiền đơn vị tôi đã trả nợ thay cho DN đồng thời không đồng ý bán tài sản thế chấp tại 02 đơn vị để trả nợ.
NHTM và đơn vị tôi đã cùng khởi kiện DN để đòi nợ. NHTM đã khởi kiện DN cả 03 khoản vay.
Đơn vị tôi khởi kiện DN phần tiền đơn vị tôi đã trả nợ thay cho DN tại NHTM.
Do tài sản thế chấp cho 02 khoản vay riêng của DN tại NHTM có giá trị khá lớn nên tại phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm xử vụ kiện: NHTM kiện DN cả 03 khoản nợ vay và đơn vị tôi là “Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan” đối với khoản nợ vay có bảo lãnh. Giám đốc NHTM tự nguyện không yêu cầu Tòa án giải quyết về trách nhiệm bảo lãnh của đơn vị tôi cho DN trong vụ án này mà chỉ yêu cầu tòa án buộc DN trả nợ cho NHTM.
Và Tòa án đã buộc DN phải có trách nhiệm trả cho NHTM cả tiền vốn và lãi của cả 03 hợp đồng vay (kể cả hợp đồng vay có bảo lãnh của đơn vị tôi), đồng thời duy trì các hợp đồng thế chấp tài sản của DN tại NHTM để đảm bảo cho việc thi hành án.
Năm 2014, sau khi có bản án, cơ quan thi hành án đã bán được tài sản vay có bảo lãnh thế chấp tại đơn vị tôi để chuyển trả nợ cho đơn vị tôi, phần tiền bán tài sản còn lại thi hành án đã chuyển NHTM để trả phần nợ vay có bảo lãnh còn lại của DN tại NHTM.
Khoản nợ gốc vay có bảo lãnh còn lại của DN tại NHTM sau khi chuyển trả là 800 triệu. Hiện nay, sau 2,5 năm bán tài sản của DN thế chấp tại đơn vị tôi để thi hành án cho 02 đơn vị, NHTM lại tiếp tục có văn bản yêu cầu đơn vị tôi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với khoản nợ còn lại và lãi với tổng số tiền yêu cầu là 5 tỷ đồng (trong đó vốn 800 triệu đồng) với lý do là tài sản thế chấp của 02 khoản vay ngắn hạn của DN bên NHTM không bán được và nếu bán được thì cũng không đủ thu nợ cho 02 khoản vay này của DN tại NHTM.
1/. Căn cứ nội dung tại 02 bản án của Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm thì trách nhiệm bảo lãnh của đơn vị tôi về việc bảo lãnh cho DN vay vốn tại NHTM có còn không ?
2/. Nếu đơn vị tôi từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì NHTM có quyền căn cứ chứng thư bảo lãnh trước đây để khởi kiện đơn vị tôi không ?
Trả lời:
Luật Dân sự 2005 quy định như sau:
Điều 361. Bảo lãnh
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Điều 363. Phạm vi bảo lãnh
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Điều 366. Quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh
- Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
- Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
Điều 367. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh
Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác.
Điều 369. Xử lý tài sản của bên bảo lãnh
Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.
Căn cứ theo các quy định trên, khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.
Nghĩa là khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho Doanh nghiệp trên mà đơn vị bạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì đơn vị bạn phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho Ngân hàng.
Về phạm vi bảo lãnh phụ thuộc theo thỏa thuận của các bên và đơn vị bạn phải có nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại cho Doanh nghiệp đó.
Và sau khi đơn vị bạn hoàn thành nghĩa vụ bảo lãnh với doanh nghiệp trên lúc này đơn vị bạn sẽ sẽ có quyền yêu cầu doanh nghiệp đó thực hiện nghĩa vụ đối với mình.
Doanh nghiệp trên có 3 khoản vay tại Ngân hàng và đơn vị bạn đã bảo lãnh 1 trong 3 khoản vay trên. Việc bảo lãnh được chấm dứt theo quy định dưới đây:
Điều 371. Chấm dứt việc bảo lãnh
Việc bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt;
- Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
- Theo thoả thuận của các bên.
Căn cứ theo quy định trên, việc bảo lãnh sẽ chấm dứt nếu đơn vị bạn thuộc một trong các trường hợp đó.
Tuy nhiên theo như những gì bạn cung cấp không hề đề cập đến bất cứ thỏa thuận nào liên quan đến việc chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp, mà chỉ có quyết định của Tòa án yêu cầu Doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ trả nợ cho đơn vị bạn và Ngân hàng. Nên trong trường hợp này, nghĩa vụ bảo lãnh chưa chấm dứt và đơn vị bạn vẫn phải tiếp tục thực hiện việc bảo lãnh như đã thỏa thuận.
Trường hợp đơn vị bạn muốn từ chối việc bảo lãnh thì phải có sự thỏa thuận giữa các bên, trường hợp một trong các bên không đồng ý thì đơn vị bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Thế chấp được sử dụng làm biện pháp bảo lãnh tại ngân hàng ?
Trường hợp 3:
Do cần vốn làm ăn nên ngày 10/5/2013, A đã vay ngân hàng B số tiền là 100 triệu với thời hạn là 1 năm. Để bảo đảm cho khoản vay này, C đã tự nguyện đứng ra bảo lãnh khả năng trả nợ cho A đối với ngân hàng B. Tuy nhiên, ngân hàng B yêu cầu C phải có tài sản bảo đảm.
Theo đó, C đã thế chấp căn hộ chung cư có giá trị 1 tỷ đồng cho ngân hàng B. Tuy nhiên, căn nhà này đã được C thế chấp để vay tại ngân hàng D số tiền 300 triệu. Khi thế chấp, C đã thông báo cho ngân hàng D. Sau khi hết thời hạn hợp đồng, A đã không thanh toán đầy đủ số tiền cho ngân hàng B, nên ngân hàng B đã làm thủ tục để bán đấu giá căn hộ chung cư của C (lúc này, C đã thanh toán toàn bộ số nợ với ngân hàng D và đã xóa thế chấp ngôi nhà tại ngân hàng D).
Trả lời:
Điều 361 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:
“Điều 361. Bảo lãnh
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.”
- 1. A có bắt buộc phải ký vào hợp đồng bảo lãnh không? Tại sao?
Hợp đồng bảo lãnh là sự thỏa thuận của bên bảo lãnh nhận thực hiện thay nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh trước bên có quyền. Vì vậy, để xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên thì bắt buộc các bên phải ký vào hợp đồng bảo lãnh. Trong trường hợp không biết chữ thì phải lăn tay điểm chỉ. Vì vậy, A bắt buộc phải ký vào hợp đồng bảo lãnh.
- 2. Việc ngân hàng B bán đấu giá căn hộ chung cư của C là đúng hay sai?
“ Điều 369. Xử lý tài sản của bên bảo lãnh
Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh. ”
Với quy định này thấy rằng, C phải đem tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ thay A chứ không phải ngân hàng mang tài sản của C ra bán. Tuy nhiên, trong trường hợp này ngân hàng buộc C phải thế chấp ngôi nhà nên đối chiếu vào quy định hậu quả pháp lý của biện pháp thế chấp để xem xét.
“Điều 355. Xử lý tài sản thế chấp
Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này.”
“Điều 336. Xử lý tài sản cầm cố
Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố. ”
Nếu theo quy đinh này thì việc làm của Ngân hàng là đúng pháp luật.
- 3. Xác định số tiền mà C phải trả cho ngân hàng B trong các trường hợp sau đây (giả sử C chỉ cam kết bảo lãnh 50% nghĩa vụ của A đối với ngân hàng B):
“Điều 363. Phạm vi bảo lãnh
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh
Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Do C chỉ cam kết bảo lãnh 50% nên dù A chưa trả được tiền, trả được 25 triệu hay 50 triệu thì C cũng chỉ phải thanh toán thay A 50 triệu đồng. Đối với trường hợp A đã thanh toán được 75 triệu đồng thì C chỉ phải thanh toán 25 triệu đồng.
| Cầm đồ Lạng Sơn| Cầm đồ tại Lạng Sơn| Cầm đồ Uy tín tại Lạng Sơn| Cầm đồ nhanh| Vay tiền Lạng Sơn|
xem thêm các bài viết khác:
Hình thức vay thế chấp tài sản là gì?
Mượn Sổ Đỏ để vay tiền có được không?
Thủ tục cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1CALL cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vay vốn bằng tài sản thế chấp xe máy, xe ô tô, xe điện…. hoặc các tài sản giá trị khác như sổ đỏ, laptop, điện thoại, SIM số đẹp.
Hỗ trợ đáo hạn ngân hàng, đáo hạn bất động sản
Đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Vui lòng điền thông tin đăng kí tại đây. Chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!