Bảo hiểm khoản vay là gì? Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không?

Khi đăng ký vay tín chấp tại các công ty tài chính hay ngân hàng, khách hàng thường được nhân viên tư vấn và khuyến khích mua thêm bảo hiểm khoản vay. Vậy bảo hiểm khoản vay là gì? Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không, qua bài viết này 1CALL sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn.

| Hỗ trợ Tài chính Lạng Sơn| Cho vay tiền mặt nhanh| Vay tiền nhanh tại Lạng Sơn| Vay tiền mặt tại Lạng Sơn| Kiến thức Tài Chính|

Bảo Hiểm Khoản Vay Là Gì?

Bảo hiểm khoản vay là sản phẩm bảo hiểm dùng để đảm bảo cho gói vay của khách hàng vẫn tiếp tục được thanh toán trong trường hợp khách hàng không còn khả năng chi trả do tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc mất tích.

Trong đó, người được bảo hiểm là khách hàng đi vay, người thụ hưởng bảo hiểm là các tổ chức tín dụng cho vay.

Hiện nay, gói bảo hiểm khoản vay thường được áp dụng cho vay tín chấp (vì không có tài sản đảm bảo). Đối với các khoản vay thế chấp (như vay mua nhà, vay mua xe trả góp) thì chỉ cần bảo hiểm cháy nổ chứ không cần đến bảo hiểm khoản vay.

Điều kiện tham gia bảo hiểm vay tiền là gì?

Để có đủ điều kiện mua bảo hiểm khoản vay khi thực hiện một hồ sơ vay vốn ngân hàng cần đáp ứng các tiêu chi sau:

  • Cần có đầy đủ hành vi và trách nhiệm pháp lý.
  • Khoản vay được đồng ý giải ngân bởi ngân hàng, tổ chức tín dụng.
  • Áp dụng cho độ tuổi từ 18 – 60.
  • Áp dụng cho các khoản vay từ 10.000.000 VND – 500.000.000 VND

Phân Biệt Các Loại Bảo Hiểm Khoản Vay

Bảo hiểm khoản vay hiện nay nhiều người vẫn hay bị nhầm lẫn, không nắm rõ về chúng nên dưới đây chúng tôi giải thích rõ hơn về bảo hiểm này.

Bảo Hiểm Khoản Vay Thế Chấp

Với các khoản vay có tài sản đảm bảo ví dụ như vay mua ô tô, bạn sẽ dùng chiếc ô tô mua của mình để đảm bảo, bên ngân hàng sẽ dùng tài sản này để giải quyết nợ khi người vay không đủ khả năng thanh toán nợ theo hạn quy định. Thì bảo hiểm khoản vay ở đây chính là bảo hiểm bảo vệ tài sản đảm bảo – chiếc xe ô tô đó chứ không phải là người vay.

Như vậy đối với bảo hiểm vay có tài sản thế chấp thì chính là bảo hiểm đối với tài sản thế chấp không phải là bảo hiếm đối với con người, nên thông tin quyền lợi đều xoáy quanh về tài sản thế chấp đó.

Bảo Hiểm Khoản Vay Tín Chấp

Còn đối với vay tín chấp không tài sản đảm bảo, dựa vào tín nhiệm cá nhân thì bảo hiểm khoản vay là bảo hiểm bảo vệ tính mạng cũng như rủi ro cho người vay.

Nghĩa là bên ngân hàng sẽ yêu cầu mọi người mua bảo hiểm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tính mạng để phòng ngừa tai nạn, bảo vệ tính mạng của người vay.

Nếu chỉ nhìn bề nổi thì nhiều khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu khi phải mất thêm chi phí để mua một khoản bảo hiểm mà không biết có xảy ra hay không.

Tuy nhiên trên thực tế, trong cuộc sống luôn tồn tại những rủi ro như tai nạn, ốm đau, bệnh tật…có thể xảy đến với bất kỳ ai vào bất kỳ lúc nào.

Với những khách hàng vay tín chấp và có mua bảo hiểm tiền vay thì có thể hoàn toàn yên tâm, nếu chẳng may gặp rủi ro liên quan đến sức khỏe, tính mạng thì đã có công ty bảo hiểm thay họ chi trả số nợ cho ngân hàng. Những người thân trong gia đình không bị áp lực trả nợ, không phải chịu thêm tổn thất về tài chính.

Ngân hàng có quyền buộc khách hàng phải mua bảo hiểm khoản vay hay không?

Bảo hiểm khoản vay ở việt nam hiện nay không phải là một sản phẩm bắt buộc, mà là một lựa chọn đi kèm với sản phẩm cho vay. Hiện tại nhiều ngân hàng việt nam tự tạo ra những gói sản phẩm, trong đó có sản phẩm bảo hiểm khoản vay đi kèm với sản phẩm cho vay, và điều này tạo ra một lựa chọn thêm cho khách hàng khi mà họ sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Đối với khoản vay thì thông thường thì công ty bảo hiểm là do ngân hàng chỉ định, và lý do ở đây là ngân hàng muốn đảm bảo là công ty này có đủ năng lực, đủ uy tín và có thể đưa ra được sản phẩm phù hợp với yêu cầu của ngân hàng, cũng như yêu cầu của khách hàng.

Tổ chức tín dụng có bắt buột khách hàng mua Bảo hiểm khoản vay không?

Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không quy định việc khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay khi khách hàng vay vốn tại TCTD.

Như vậy, việc khách hàng mua bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng vay trên cơ sở tự nguyện của các bên. Việc mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay do TCTD và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật về bảo hiểm, qua đó đảm bảo cho khách hàng sẽ được bù đắp một phần hoặc toàn bộ tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra trong phạm vi bảo hiểm và góp phần hỗ trợ TCTD kiểm soát chất lượng tín dụng.

Theo đó, phí bảo hiểm là một trong những thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm với khách hàng trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp ngân hàng làm đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng chỉ thực hiện thu phí bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại khoản 4, Điều 3 Thông tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN.

Tại sao nhiều ngân hàng có quy định bắt buộc phải mua bảo hiểm?

Nhiều khách hàng cho rằng mình bị “bắt chẹt” khi bị bắt phải mua bảo hiểm mới được giải ngân khoản vay, tuy vậy trên thực tế, đây chỉ là một biện pháp đảm bảo của ngân hàng về khả năng thanh khoản của tài sản đảm bảo, tránh xảy ra nợ xấu.

Trên thực tế, những khoản vay thế chấp là những khoản vay có giá trị lớn, thời gian vay dài (lên tới 20 – 25 năm), vậy nên cũng có tính rủi ro rất cao theo thời gian. Nếu tài sản đảm bảo bị giảm giá trị hoặc tổn hại trong thời gian đó thì ngân hàng sẽ rất khó thanh khoản để thu hồi được vốn.

Đơn cử, nếu tài sản đảm bảo là nhà xưởng, dãy trọ cho thuê, đất sản xuất… là những công cụ mang lại thu nhập cho người vay. Nếu không may xảy ra hỏa hoạn thì người vay vừa mất khả năng trả nợ do nguồn thu nhập giảm, mà ngân hàng cũng khó phát mãi tài sản này do tài sản đã bị tổn hại, chỉ còn lại bìa đất. Trong trường hợp tài sản vay là nhà chung cư hay xe ô tô, khi xảy ra rủi ro như hỏa hoạn, động đất hay tai nạn thì tài sản đảm bảo nay cũng coi như mất trắng.

Chính vì những lý do trên, mà nhiều ngân hàng có quy định bắt buộc phải mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo khi vay thế chấp. Thế nên khi đi vay vốn ngân hàng, bạn hãy yêu cầu nhân viên tư vấn trả lời rõ có yêu cầu này hay không, tránh bị đẩy vào “thế đã rồi” khi đến lúc giải ngân mới biết cần phải mua bảo hiểm, mang lại trải nghiệm tiêu cực cho bạn.

Quyền Lợi Khi Mua Bảo Hiểm Khoản Vay

Khi mua bảo hiểm vay vốn thì bạn sẽ được có 2 lợi ích sau:

  • Nếu gặp rủi ro như tử vong, thương tật vĩnh viễn,…dẫn đến không còn khả năng chi trả thì mọi khoản vay hợp đồng bảo hiểm sẽ được đảm bảo thanh toán bởi bên cung cấp gói bảo hiểm cho bạn. Vì vậy, bạn không còn nỗi lo về khoản nợ ngân hàng sẽ để lại gánh nặng cho gia đình, người thân.
  • Được xem như một tài sản thế chấp đảm bảo hạn chế rủi ro của các tổ chức tín dụng. Đây là căn cứ để các tổ chức tín dụng dễ dàng xét duyệt hồ sơ vay vốn của bạn hơn trường hợp bạn không có sự đảm bảo.

Cách tính phí bảo hiểm khoản vay tín chấp như thế nào?

Đối với các khoản vay thế chấp, mức phí bảo hiểm được quy định tùy vào từng ngân hàng và tài sản thế chấp. Tuy nhiên, các khoản vay tín chấp có mức độ rủi ro cao hơn, vì vậy bảo hiểm khoản vay tín chấp cũng vì thế mà tăng lên nhằm đảm bảo an toàn về khoản vay này của khách hàng đối với ngân hàng – công ty tài chính.

Hiện nay, mức phí bảo hiểm đối với các khoản vay dao động từ 3 – 6% tùy theo từng ngân hàng, tổ chức tín dụng. Mức phí bảo hiểm được dựa trên khoản vay được giải ngân.

Ví dụ: Khách hàng vay 100 triệu tại ngân hàng với mức bảo hiểm khoản vay là 5% thì bảo hiểm tiền vay được tính theo công thức:

100.000.000 * 5% = 5.000.000 VNĐ

Cách thức đóng tiền cũng tùy thuộc vào từng ngân hàng khác nhau. Có ngân hàng sẽ trừ trực tiếp số tiền bảo hiểm vào số tiền giải ngân, có nghĩa là vay 100 triệu khách hàng sẽ nhận được 95 triệu giải ngân. Nhưng cũng cố một số tổ chức tín dụng thực hiện việc cộng thêm vào, nghĩa là khoản vay lúc này của khách hàng là 105 triệu, trong đó có 5 triệu tiền bảo hiểm, khách hàng được giải ngân đủ 100 triệu.

Bảo hiểm khoản vay khách hàng phải đóng là bao nhiêu?

Bảo hiểm khoản vay đang được áp dụng ở mức 5 – 6% trên số tiền khách hàng được giải ngân.

Ví dụ: Khách hàng đăng ký vay 20 triệu đồng tại ngân hàng thì tiền bảo hiểm khoản vay là 5,5% x 20.000.000 = 1.100.000 VNĐ

Bảo hiểm khoản vay có thể được trừ vào số tiền giải ngân hoặc cộng thêm vào trên hợp đồng vay vốn. Ví dụ:

  • Trường hợp khách hàng không nhận đủ số tiền vay: Khách hàng đăng ký vay 20 triệu đồng thì chỉ nhận được khoản 18,9 triệu đồng (trừ 1,1 triệu đồng tiền bảo hiểm khoản vay).
  • Trường hợp khách hàng sẽ nhận đủ 20 triệu đồng và ngân hàng sẽ ghi số tiền khách hàng vay là 21,1 triệu đồng.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ chi tiết về bảo hiểm khoản vay là gì đang được nhiều khách hàng có nhu cầu vay đặc biệt quan tâm. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn toàn bộ những kiến thức cần biết để cân nhắc có tham gia gói bảo hiểm này hay không nhé.

| Cầm đồ Lạng Sơn| Cầm đồ tại Lạng Sơn| Cầm đồ Uy tín tại Lạng Sơn| Cầm đồ nhanh| Vay tiền Lạng Sơn|

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *