Cách tính lãi khi vay tiền, lãi suất trong hợp đồng vay tài sản

Cách tính lãi vay khi vay tiền? Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản được quy định như thế nào? Trong trường hợp không ghi nhận lãi suất thì lãi suất được tính như thế nào?

| Hỗ trợ Tài chính Lạng Sơn| Cho vay tiền mặt nhanh| Vay tiền nhanh tại Lạng Sơn| Vay tiền mặt tại Lạng Sơn| Kiến thức Tài Chính|

Hoạt động vay tài sản là quan hệ tương đối phổ biến trong cuộc sống hằng ngày.

Nó có tác dụng giúp cho bên vay giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắt; giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi thiếu vốn để sản xuất và lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp. Hợp đồng vay tài sản trong nhân dân thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn tạm thời trong cuộc sống, trong sản xuất, kinh doanh.

Vì Vậy lãi vay trong hợp đồng vay tài sản là một yếu tố rất quan trọng góp phần làm tăng thêm tính công bằng, minh bạch cho các chủ thể trong hợp đồng vay tài sản, đồng thời góp phần đảm bảo ngăn ngừa thực trạng xấu trong xã hội đó là cho vay nặng lãi, thực trạng người bóc lột người vẫn thường diễn ra trong xã hội.

1. Khái niệm lãi suất

Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tài sản hoặc số tiền vay đã tính theo đơn vị thời gian. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất, số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định (tiền lãi). Số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất, số tiền đã vay và thời gian vay.

Quy định về lãi suất được căn cứ tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

2. Lãi trong trường hợp trả đúng hạn

Trong trường hợp các bên có thỏa thỏa thuận về lãi suất vay, nếu bên vay trả lãi đúng hạn thì lãi sẽ được tính dựa trên lãi suất vay cụ thể do các bên đã thỏa thuận. Chỉ có một loại lãi suất cho vay áp dụng trong trường hợp này đó là lãi suất cho vay áp dụng trên nợ gốc trong thời hạn vay và lãi sẽ được tính theo lãi suất đó.

Tuy nhiên, nhằm ngăn ngừa hiện tượng cho vay nặng lãi, bên cho vay lợi dụng lãi suất để thu lời bất chính thì mức lãi suất thỏa thuận bị giới hạn. Khoản 1 Điều 468 quy định về lãi suất giới hạn:

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Cho nên nếu các bên cho vay vượt quá lãi suất quy định thì phần vượt quá không có hiệu lực, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác (Luật các tổ chức tín dụng). Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất nhưng không cụ thể, nếu có tranh chấp thì tính bằng 10%/năm của khoản tiền vay tương ứng với thời hạn vay tại Khoản 2 Điều 468 Luật dân sự 2015.

3. Lãi trong trường hợp quá hạn

Trong trường hợp bên vay chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, thì hậu quả pháp lý chính là phát sinh trách nhiệm được quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự 2015 :

“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2.Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”

Nhìn chung, nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ (không trả, trả không đầy đủ) khi đến hạn trả nợ sẽ phải gánh chịu một khoản lãi tăng thêm để có ý thức hơn trong việc trả nợ và bảo vệ quyền lợi của bên cho vay. Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể, rõ ràng về lãi suất quá hạn trong trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ về thời hạn:

Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

  1. a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
  2. b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, trong bối cảnh các bên có sự thỏa thuận sẽ dẫn tới hệ quả pháp lý mà bên vay vi phạm nghĩa vụ phải gánh 03 loại lãi sau đây: Lãi trên nợ gốc trong hạn; Lãi trên nợ gốc quá hạn; Lãi đối với tiền lãi trong hạn chậm trả .

3.1. Lãi trên nợ gốc trong hạn

Trong trường hợp nợ quá hạn, thì khoản lãi đầu tiên mà bên vay phải trả là lãi trên nợ gốc trong hạn.

Lãi này được tính theo quy định tại đoạn đầu Điểm a Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015:

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả”. 

Quy định này thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với thỏa thuận của các bên về lãi suất cho vay (thỏa thuận này chỉ phải tuân thủ Khoản 1 Điều 468 về trần lãi suất cho vay) vì tiền lãi trên nợ gốc trong hạn nằm trong khuôn khổ thỏa thuận của các bên ngay từ khi giao kết hợp đồng vay và cần được tôn trọng.

3.2. Lãi trên nợ gốc quá hạn

Khoản lãi thứ hai mà bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ phải trả cho bên cho vay là khoản lãi trên nợ gốc quá hạn.

Khoản lãi này được tính theo quy định tại Điềm b Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015:

Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:…b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

 Như vậy, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác với quy định tại khoản này thì lãi suất đối với nợ gốc chậm trả sẽ gấp rưỡi (bằng 150%) mức lãi suất cho vay mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay. Quy định này của Bộ luật dân sự hợp lý ở chỗ lãi chậm trả trên nợ gốc phải cao hơn lãi suất trong hạn để thúc đẩy người vay trả nợ và bảo vệ quyền lợi của bên cho vay.

3.3. Lãi đối với tiền lãi trong hạn chậm trả

Khoản lãi thứ ba mà bên chậm trả phải chịu là lãi đối với tiền lãi trong hạn chậm trả được quy định tại đoạn sau Điểm a Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015:

“Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:… Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”.

Đây là quy định hoàn toàn mới của Bộ luật dân sự vì khoản tiền lãi đối với lãi trên nợ gốc trong hạn lần đầu tiên được ghi nhận. Theo đó, mức lãi suất đối với khoản tiền lãi trên nợ gốc chậm trả được quy định này dẫn chiếu tới Khoản 2 Điều 468 với mức cố định là 10%/năm.

Ví dụ minh họa:

Vui lòng giải thích rõ hơn giúp tôi về cách tính lãi suất hợp đồng cho vay theo Điều 466 và 468 Bộ luật dân sự 2015. Theo khoản 5 Điều 466; “Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: 

  1. a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
  2. b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Điều 488

 “1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

  1. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Trả lời:

Trước tiên, Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 468. Lãi suất

  1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

  1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Như vậy, mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 được tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 điều 468 là 20%/ năm nên được xác định là 10%/ năm tương ứng với 0.83 %/ tháng.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì bên cạnh tiền gốc thì bên vay có trách nhiệm thanh toán cho bên cho vay các khoản lãi bao gồm:

+ Lãi trên nợ gốc trong thời hạn hợp đồng vay = (nợ gốc x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời hạn hợp đồng vay.

+ Lãi đối với phần tiền lãi chậm trả trong thời hạn hợp đồng vay = [(nợ gốc x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời hạn vay] x 0.83 x thời gian chậm trả.

+ Lãi trên nợ gốc quá hạn = nợ gốc x (150% x lãi suất vay theo hợp đồng) x thời gian quá hạn.

Chúng tôi xin lấy ví dụ cụ thể như sau:

A cho B vay 100 triệu đồng với lãi suất 1%/ tháng, thanh toán hàng tháng và thời hạn hợp đồng vay là 12 tháng từ 01/01/2017 đến 31/12/2017. Đến hạn B chưa thanh toán cho A cả gốc lẫn lãi. 06 tháng sau là 01/07/2018, B mới thực hiện việc thanh toán. Nghĩa vụ thanh toán của B trong trường hợp này theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

+ Tiền nợ gốc =100 triệu đồng.

+ Tiền lãi trên nợ gốc trong thời hạn hợp đồng = 100 triệu x 1% x 12 = 12 triệu đồng.

+ Tiền lãi đối với khoản lãi  trên nợ gốc chậm trả trong thời hạn hợp đồng = 12 triệu x 0.83% x 6 = 5 triệu 976 nghìn đồng.

+ Tiền lãi nợ gốc quá hạn = 100 triệu x 150% x 1% x 6=9 triệu đồng.

| Cầm đồ Lạng Sơn| Cầm đồ tại Lạng Sơn| Cầm đồ Uy tín tại Lạng Sơn| Cầm đồ nhanh| Vay tiền Lạng Sơn|

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *