Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tiền

Hợp đồng vay tiền giữa cá nhân, công ty có rất nhiều hình thức khác nhau. Cùng 1CALL tìm hiểu những tình huống để hợp đồng vay tiền có hiệu lực.

| Cầm đồ Lạng Sơn| Cầm đồ tại Lạng Sơn| Cầm đồ Uy tín tại Lạng Sơn| Cầm đồ nhanh| Vay tiền Lạng Sơn|

Giấy vay tiền, hợp đồng vay tiền trong trường hợp đánh bằng máy tính và có chữ kí của 2 bên có hợp pháp không? Hợp đồng vay tiền không lập thành văn bản có hiệu lực không?

Theo quy định tại Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Bộ luật Dân sự không yêu cầu cụ thể về hình thức của hợp đồng vay tài sản, do đó giao dịch vay tài sản có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Nói cách khác, hình thức của hợp đồng vay tiền nói riêng và hợp đồng vay tài sản nói chung không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng vay tiền nói riêng và hợp đồng vay tài sản nói chung có thể được thể hiện dưới dạng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Hợp đồng vay tiền không nhất định phải lập thành văn bản.Giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng vay tiền nói riêng chỉ có hiệu lực nếu được giao kết một cách hợp pháp.

Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự, hợp đồng vay tiền có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

1. Các bên tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.

– Đối với cá nhân, Theo quy định chung, người xác lập, thực hiện hợp đồng vay tài sản phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Đó là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không mất năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 20 Bộ luật Dân sự, người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng có thể tự mình xác lập và thực hiện hợp đồng nếu có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

– Đối với pháp nhân, hợp đồng vay tiền phải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của pháp nhân (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền)

– Đối với hộ gia đình, hợp đồng phải được xác lập và thực hiện vì lợi ích chung của hộ thông qua đại diện của hộ gia đình (chủ hộ hoặc thành viên đã thành niên khác của hộ gia đình được chủ hộ ủy quyền)

– Đối với tổ hợp tác, hợp đồng phải được thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo quyết định của đa số tổ viên và được xác lập thông qua đại diện của tổ hợp tác (Tổ trưởng tổ hợp tác hoặc tổ viên đã được tổ trưởng ủy quyền)

2. Mục đích và nội dung của hợp đồng vay tiền không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Nếu hợp đồng vay tiền có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì hợp đồng đó vô hiệu.

Ví dụ:

Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự quy định “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.”

Như vậy, nếu hợp đồng vay tiền có điều khoản về lãi suất thì lãi suất vay không được vượt quá 1,5 lần lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước công bố. Nếu các bên thỏa thuận lãi suất vượt quá quy định trên thì hợp đồng vô hiệu.

3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Hợp đồng vay tiền phải được ký kết dựa trên sự tự nguyện, ý chí chủ quan của các bên tham gia. Nếu hợp đồng được xác lập không dựa trên ý chí tự nguyện của một trong các bên thì hợp đồng đó vô hiệu. Bộ luật Dân sự quy định các trường hợp giao dịch vô hiệu do vi phạm ý chí của chủ thể:

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 129)

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 131)

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132)

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 133)

Tóm lại hợp đồng vay tài sản có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Để xác định hợp đồng vay tiền có hiệu lực hay không cần dựa trên cơ sở hợp đồng có được giao kết hợp pháp hay không.

Giấy cho vay tiền giữa cá nhân nếu không có chữ ký của người làm chứng mà chỉ có chữ ký của người vay và người cho vay thì có hiệu lực không?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 không có quy định về việc hợp đồng vay tài sản phải được lập thành văn bản và phải có người làm chứng. Tuy nhiên, để hạn chế xảy ra tranh chấp bạn nên lập văn bản có chữ ký của hai bên để làm chứng. Văn bản này không cần thiết phải có người làm chứng như trường hợp bạn nói. Vì vậy nên việc lựa chọn người làm chứng đối với loại hợp vay tiền của bạn là không cần thiết.

Việc bạn và  người cho vay tiền  đã  lập thành văn bản, có chữ ký của hai bên hợp pháp và đã có hiệu lực là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.

Hợp đồng vay tiền viết tay chỉ có người vay kí tên có hiệu lực không?

Theo Bộ luật Dân sự năm 2005: theo quy định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên do đó hợp đồng vay tài sản của bạn vẫn có hiệu lực.

Bộ luật Hình sự năm 1999: trong trường hợp bị người khác lừa từ người bình thường trở thành người vay tiền thì tùy vào mục đích lừa đảo mà người có hành vi lừa đó phải chịu một mức phạt tương ứng.

Ví dụ người đó lừa bạn với mục đích chiếm đoạt tài sản thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 139 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, về nguyên tắc bạn đã  ký chứng tỏ bạn có đọc hợp đồng vay tài sản, bạn phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Nếu người đó giả mạo chữ ký của bạn, bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giám định chữ ký cho mình theo quy định tại pháp lệnh giám định tư pháp.

| Hỗ trợ Tài chính Lạng Sơn| Cho vay tiền mặt nhanh| Vay tiền nhanh tại Lạng Sơn| Vay tiền mặt tại Lạng Sơn| Kiến thức Tài Chính|

xem thêm các bài viết khác:

Tặng cho, mua bán quyền sử dụng đất hộ gia đình thế nào?

Những lý do khiến hồ sơ vay mua nhà của bạn bị ngân hàng từ chối

XÁC ĐỊNH QUYỀN SỞ HỮU BẤT ĐỘNG SẢN LÀ TÀI SẢN CHUNG HAY RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG?

Thủ tục cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mượn sổ đỏ tên người khác để vay vốn ngân hàng có được không?

1CALL cung cấp các dịch vụ hỗ trợ vay vốn bằng tài sản thế chấp xe máy, xe ô tô, xe điện…. hoặc các tài sản giá trị khác như sổ đỏ, laptop, điện thoại, SIM số đẹp.

Hỗ trợ đáo hạn ngân hàng, đáo hạn bất động sản

Đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Vui lòng điền thông tin đăng kí tại đâyChúng tôi sẽ liên hệ lại ngay!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *