Những sự kiện tài chính quan trọng sẽ diễn ra trong tuần 4 – 8/12

Niềm tin rằng các ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào đầu năm tới ngày càng gia tăng đã thúc đẩy các tài sản tăng giá mạnh.

Tuần tới sẽ có những dữ liệu quan trọng như số liệu việc làm thị trường Mỹ (xác định mức độ lạc quan của người tiêu dùng); ngân hàng trung ương Australia có thể củng cố quan điểm rằng lãi suất đã đạt đỉnh; những bước ngoặt của giá vàng…

Dưới đây là những sự kiện tài chính thế giới sẽ diễn ra trong tuần 4-8/12:

1/ Ông già Noel phát quà sớm

Giáng sinh năm nay dường như đến sớm hơn bởi chứng khoán toàn cầu tháng 11 đạt hiệu suất hàng tháng tốt nhất trong ba năm và trái phiếu đầu tư toàn cầu đạt lợi nhuận gần 4% – tháng tốt nhất được ghi nhận kể từ năm 1997.

Tuy nhiên, những lạc quan trên thị trường xuất phát từ đồng USD yếu có thể sẽ gặp trở ngại khi USD tăng giá trở lại.

Dự đoán lãi suất sẽ giảm, sớm nhất là đầu năm 2024. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu mặc dù vẫn cảnh giác với sự hưng phấn của thị trường khi các điều kiện tài chính nới lỏng song có thể bắt đầu chương trình cắt giảm lãi suất.

Câu hỏi “Liệu cổ phiếu và trái phiếu có thể tăng giá cùng lúc trong năm tới hay không?” cũng khó trả lời. Giá cổ phiếu tăng do thị trường đang vẽ ra kịch bản kinh tế thuận lợi với chi phí vay gỉm và tăng trưởng ổn định. Lợi suất trái phiếu chính phủ, vốn tỏa sáng trong thời kỳ suy thoái, đã được thúc đẩy bởi những dấu hiệu cho thấy tác động của đợt tăng lãi suất trước đó, đang bắt đầu biến động.

Các nhà đầu tư hưng phấn trong tháng 11 khi chứng khoán tăng giá mạnh.

2/ Thị trường chứng khoán Goldilocks

Hiện tượng Goldilocks của thị trường sẽ kéo dài? Các nhà đầu tư có thể tìm được một phần câu trả lời khi Mỹ công bố báo cáo việc làm vào ngày 8/12, sau khi chỉ số S&P 500 tăng lên mức gần cao nhất trong năm.

Mọi thứ sẽ suôn sẻ và câu chuyện Goldilocks sẽ tái hiện nếu lạm phát của Mỹ hạ nhiệt và nền kinh tế tăng trưởng kiên cường khiến các thị trường tiếp tục tăng giá.

Tuy nhiên, nếu dữ liệu lạm phát quá cao sẽ làm giảm đặt cược vào việc Fed sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ sớm hơn dự kiến, gây trở ngại cho sự phục hồi mạnh mẽ của cổ phiếu và trái phiếu vào tháng cuối cùng của quý 4.

Trong khi đó, dữ liệu lạm phát yếu có thể làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế đang bắt đầu đảo chiều sau khi lãi suất tăng 525 điểm cơ bản, có khả năng làm giảm nhu cầu đối với tài sản rủi ro.

Các nhà kinh tế được Reuters khảo sát dự kiến nền kinh tế Mỹ sẽ có thêm 175.000 việc làm trong tháng 11, so với 150.000 trong tháng 10.

Dự đoán số việc làm của Mỹ.

 3/ Ngân hàng trung ương Úc và Nhật Bản sẽ làm gì?

Lạm phát tiêu dùng giảm hơn dự kiến đã gióng lên hồi chuông báo tử cho bất kỳ kỳ vọng nào về việc Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ tăng lãi suất vào thứ Ba.

Nhưng các nhà đầu tư đang cảnh giác với xu hướng tiếp tục thắt chặt tiền tệ, khi giá vẫn tăng cao và Thống đốc mới Michele Bullock ngày càng được coi là muốn thắt chặt tiền tệ hơn người tiền nhiệm. Hiện có 1/3 các nhà giao dịch đặt cược vào việc Ngân hàng trung ương Úc sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo, vào tháng 2.

Ở nơi khác, khi nào Ngân hàng Nhật Bản có thể bắt đầu chiến dịch thắt chặt tiền tệ của mình, vốn bị trì hoãn nhiều lần? Dữ liệu CPI của Tokyo công bố vào thứ Ba (2/12) có thể sẽ là câu trả lời.

Liệu doanh nghiệp và nền kinh tế Nhật Bản có thể vượt qua khó khăn khi lãi suất tăng hay không? Điều đó cũng sẽ được làm sáng tỏ khi kết quả cuộc khảo sát tâm lý các doanh nghiệp Tankan và dữ liệu GDP công bố vào thứ Tư (6/12) và thứ Sáu (8/12).

Lãi suất của NHTƯ Úc cao nhất 12 năm.

4/ Vàng sáng chói

Giá vàng đã tăng 2 tháng liên tiếp do kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất khiến USD giảm và kim loại trở nên hấp dẫn.

Bước sang tháng 12, giá vàng tiếp tục tăng, tuần qua đã vượt kỷ lục cũ của năm 2020 và xác lập kỷ lục mới, với vàng giao ngay đạt 2.075,09 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 12 đạt 2.089,7 USD. USD đã trải qua tháng 11 giảm mạnh nhất trong 1 năm, và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm (kỳ hạn tham chiếu) chạm mức thấp nhất 2,5 tháng.

Những dấu hiệu về động thái lãi suất của Fed sắp tới cũng là điều các nhà đầu tư vàng chờ đợi.

Diễn biến giá vàng thế giới.

5/ Đầu tư như cưỡi trên lưng hổ

Đầu tư vào thị trường mới nổi đôi khi được ví như cưỡi trên lưng một con hổ – rất thú vị khi bạn tham gia nhưng việc xuống khỏi lưng hổ có thể gây chết người.

Tháng 11 chắc chắn là phần thú vị. Cổ phiếu của các thị trường mới nổi tăng 7,5%, là tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1. Trái phiếu bằng cả đồng nội tệ và đô la đều tăng 6%, trong khi đồng shekel của Israel tăng 10% và đồng tiền Trung Âu tăng 5-6% đã nâng chỉ số MSCI của thị trường mới nổi lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2022.

Tháng 12 nhìn chung cũng có dấu hiệu tốt. Chỉ số tiền tệ thị trường mới nổi ngoại trừ năm 2015 giảm còn thì luôn tăng vào tháng 12 hàng năm và chứng khoán cũng tăng 3 trong số 4 tháng 12 gần đây nhất. Tất nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào lợi suất trái phiếu và và một số yếu tố khác, nhưng nhiều nhà đầu tư lớn một lần nữa tỏ ra đầy hy vọng.

Tiền tệ của các thị trường mới nổi (so với USD) tháng 11 tăng mạnh nhất.

Tham khảo: Refinitiv

Vũ Ngọc Diệp – Nhịp sống thị trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *