VÌ SAO LẠM PHÁT LẠI QUAN TRỌNG?

Hiện nay, lạm phát đang là đề tài “nóng”. Trên báo là tin tức giá xăng dầu tăng lên, vàng mất giá… theo ngày. Đến câu chuyện thường nhật của các bà nội trợ là cân thịt, cân gạo… cho đến tận đất nước xa xôi Venezuela, tại đó đang bị siêu lạm phát lên tới 1.000.000%, đến mức khi mua một đồ dùng cơ bản như bánh mì, kem đánh răng thì phải mang cả bao tải tiền đi mới đủ đề mua chúng.

Vậy lạm phát là gì? Nó ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống như thế nào? Tất cả kiến thức đó sẽ được chia sẻ trong bài viết này

| Cầm đồ Lạng Sơn| Cầm đồ tại Lạng Sơn| Cầm đồ Uy tín tại Lạng Sơn| Cầm đồ nhanh| Vay tiền Lạng Sơn|

LẠM PHÁT LÀ GÌ?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.

Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả.

Ví dụ: Giá xăng từ đầu năm 2022 đến nay đã tăng 12 lần, trong đó, tổng cộng xăng E5RON92 đã tăng 7.967 đồng/lít; xăng RON95-III đã tăng 8.505 đồng/lit trong năm 2022 (số liệu tính đến ngày 13/6/2022).

LẠM PHÁT ĐƯỢC CHIA THÀNH BAO NHIÊU LOẠI

Căn cứ vào mức độ của lạm phát, người ta chia làm 3 mức độ: Lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

STT Mức độ Đặc điểm
1 Lạm phát tự nhiên Có tỷ lệ lạm phát từ 0 – 10%/năm. Ở mức độ này, các hoạt động của nền kinh tế vẫn sẽ được hoạt động bình thường, ít gặp rủi ro và đời sống của người dân vẫn diễn ra ổn định.
2 Lạm phát phi mã Có tỷ lệ lạm phát từ 10% – dưới 1000%/năm. Khi lạm phát ở mức độ này, nền kinh tế của một quốc gia sẽ bị biến động nghiêm trọng; đồng tiền cũng bị mất giá trầm trọng khiến thị trường tài chính bị phá vỡ.
3 Siêu lạm phát Đây là tình trạng lạm phát vô cùng nghiêm trọng với tỷ lệ lạm phát trên 1000%/năm. Khi xảy ra siêu lạm phát, nền kinh tế của quốc gia này sẽ lâm vào tình trạng rối loạn, thảm hoạ và khó khôi phục lại như tình trạng bình thường.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT

Lạm phát do cầu kéo

Có thể hiểu lạm phát do cầu kéo là tình trạng tăng giá của một mặt hàng nào đó, kéo theo giá cả của các mặt hàng khác cũng tăng theo. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng lạm phát của nền kinh tế thị trường.

Ví dụ: Giá xăng ngày càng tăng kéo theo các dịch vụ giá cước taxi, giao hàng,.. tăng nhanh chóng, các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm hàng ngày… cũng bị tăng giá do phải chịu giá tiền vận chuyển cao.

Lạm phát do xuất khẩu

Khi hàng hoá xuất khẩu tăng dẫn đến lượng hàng hoá tiêu thụ của thị trường nhiều hơn số lượng hàng hoá cung cấp (tổng cầu > tổng cung). Kéo theo đó, hàng hoá sẽ được thu gom để xuất khẩu khiến lượng hàng cung cấp cho thị trường trong nước giảm mạnh.

Ví dụ: Khi xuất khẩu hàng nông sản tăng mạnh thì phần lớn nông sản sẽ được xuất khẩu đi thị trường nước ngoài dẫn đến hàng nông sản dùng để bán trong nước không đủ cung cấp cho người dân, đẩy giá bán nông sản trong nước tăng cao và xảy ra lạm phát.

Lạm phát do nhập khẩu

Khi thuế nhập khẩu hoặc giá cả trên thế giới của một số mặt hàng tăng lên thì giá hàng hóa nhập khẩu cũng sẽ tăng theo. Kéo theo đó, giá bán của sản phẩm đó trong nước cũng tăng theo, đến mức độ nào đó sẽ dẫn đến lạm phát.

Hiện nay có thể thấy rõ nguy cơ cao nhất của lạm phát nhập khẩu là giá nhập khẩu xăng dầu, sắt thép… tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Theo đó giá thành trong nước cũng sẽ tăng theo.

Lạm phát tiền tệ

Thông thường, nguyên nhân lạm phát tiền tệ xảy ra khi ngân hàng mua ngoại tệ hoặc in nhiều tiền hơn sẽ dẫn đến lượng tiền có sẵn nhiều và dẫn đến nhu cầu và hàng hoá cũng như dịch vụ cũng tăng cao.

Có thể thấy rõ nhất hiện giờ là đồng USD tăng giá khiến nhiều đồng tiền khác suy yếu. Đồng EURO đã chạm mức thấp nhất trong 5 năm so với USD, đồng bảng Anh xuống mức thấp nhất trong 2 năm. Đồng franc Thụy Sỹ xuống mức ngang bằng với đồng USD lần đầu tiên kể từ năm 2019, đồng YEN gần đây đã chạm mức thấp nhất trong hai thập kỷ.

LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ ĐẾN MỨC NÀO

Có thể thấy lạm phát mang đến nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế thị trường nhưng thực tế, lạm phát cũng có không ít ảnh hưởng tích cực.

Sản xuất

Lạm phát đã làm nhiều mặt hàng là nguồn cung cho hoạt động sản xuất tăng giá dẫn đến giá cả cũng tăng theo. Tuy nhiên, song song với đó, những nhà cung cấp nguyên vật liệu lại thu được nhiều lợi hơn khi lạm phát xảy ra. Đồng thời, những người này sẽ cố gắng tăng thêm lượng dự trữ với mong muốn tăng giá thành bán ra dẫn đến việc tích trữ, dồn ép hàng hoá cũng tăng lên.

Thu nhập và việc làm

Do lạm phát, nhu cầu tiêu dùng cũng như chi phí người dân bỏ ra sẽ cao hơn. Kéo theo đó tiền lương của người lao động cũng phải được tăng lên tương ứng.

Thực tế, tiền lương của người lao động chưa đuổi kịp tốc độ tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá… của thị trường. Do đó, nếu lạm phát kéo dài thì có thể dẫn đến rối loạn trong thị trường lao động, tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập cũng như mức sống của người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp trong xã hội.

Tăng trưởng kinh tế

– Nâng độ chênh lệch giữa tỷ lệ cung, cầu trên thị trường: Tỷ lệ cung và cầu chênh lệch sẽ ảnh hưởng đến sức mua, sản lượng và giá cả của hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

– Tạo ra sự phân hoá giàu, nghèo trong xã hội: Khi giá cả tăng cao, nhiều người đầu cơ trục lợi, đẩy giá cả hàng hoá trên thị trường tăng cao và càng ngày càng trở lên giàu hơn. Trong khi đó, người nghèo càng khó khăn tiếp cận với hàng hoá tiêu dùng thiết yếu nên sẽ càng nghèo hơn.

– Lạm phát sẽ dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế: Bởi mặc dù đồng tiền mất giá nhưng giá cả hàng hoá lại càng ngày càng cao đặc biệt là giá nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất cũng tăng theo… khiến nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Do đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ bị cản trở, thậm chí trong nhiều trường hợp còn bị thụt lùi.
Như vậy, không chỉ nền kinh tế mà lạm phát còn ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một đất nước.

THỰC TRẠNG LẠM  PHÁT TẠI VIỆT NAM

Căn cứ dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lạm phát nước ta năm 2022 tăng 3,9%, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát đã được đặt ra trước đó là 4%. Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến có thể kể đến 03 yếu tố chính là:

– Lạm phát chuỗi cung ứng: Bởi sản xuất phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài khá nhiều.

– Giá nguyên nhiên liệu tăng cao. Trong khi đó, khi giá nguyên vật liệu ở nước ta tăng 1% thì giá thành sản phẩm phải tăng đến 2,6%.

– Tổng cầu tăng đột biến khi trước đó có sự đứt gãy chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, hiện tại nước ta vẫn kiểm soát tốt mặt bằng giá chung.

Theo phân tích, lạm phát của Việt Nam trong quý I năm 2022 không tăng cao như nhiều quốc gia khác, bởi:

– Lương thực, thực phẩm ở Việt Nam dồi dào, giá cả ổn định, đủ phục vụ nhu cầu của người dân trong nước thậm chí còn có hàng hoá xuất khẩu ra thế giới.

– Cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều chỉ đạo, văn bản hỗ trợ người dân: Giảm thuế, hỗ trợ tiền thuê nhà… nhằm bình ổn giá cả, giảm áp lực lạm phát gia tăng.

>> Với những kiến thức trên hy vọng đã giúp các bạn có những kiến thức thêm về Lạm Phát khi đi đầu tư, kinh doanh trong thời điểm hiện tại để có thể tính toán được lợi nhuận thực tế của dự án.

| Hỗ trợ Tài chính Lạng Sơn| Cho vay tiền mặt nhanh| Vay tiền nhanh tại Lạng Sơn| Vay tiền mặt tại Lạng Sơn| Kiến thức Tài Chính|

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *